Những người bình thường tiểu tiện là một phản xạ và theo ý muốn, có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương, đồng thời không có sự gây cản trở gì ở bàng quang, niệu đạo.
Được gọi là bí tiểu khi bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không thể tiểu được. Bí tiểu (bí đái) gặp chủ yếu ở người đã trưởng thành. Bí tiểu nếu không chữa kịp thời có thể để lại hậu quả xấu.
Cách xử lý khi bí tiểu
Việc Vận động cơ thể liên tục, đều đặn giúp phòng bí tiểu.
Theo các thầy thuốc Việt Nam một số trường hợp sỏi của bàng quang di chuyển đến bịt lỗ thông bàng quang với niệu đạo, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông nước tiểu, có khi còn gây tắc hẳn dẫn đến bí tiểu. Bí tiểu có thể do viêm niệu đạo mạn tính gây xơ hóa, chít hẹp niệu đạo bởi do viêm nhiễm vì bệnh lậu hoặc bệnh do vi khuẩn Chlamydia (cả nam, cả nữ) hoặc xơ cứng niệu đạo do chấn thương làm giập, vỡ niệu đạo.
Đầu tiên, khi bị bí tiểu phải đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đưa ra cách xử trí kịp thời (thông tiểu), bên cạnh đó xác định nguyên nhân để đưa ra hướng điều trị. Thông tiểu trước hết phải chú ý vô khuẩn tuyệt đối dụng cụ y tế (kể cả các thao tác thông tiểu của người điều dưỡng thực hiện), nếu không, có thể gây viêm đường tiết niệu do dụng cụ y tế hoặc do nhân viên y tế gây ra (gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện). Có những nguyên nhân gây bí tiểu cần phải điều trị lâu dài(viêm bàng quang, bệnh của tiền liệt tuyến ở nam giới, chấn thương cột sống, chấn thương xương chậu, xơ hóa niệu đạo…), cho nên, cần phải có sự kiên trì trong điều trị dưới sự chỉ định dùng thuốc và tư vấn của bác sĩ.
Cần điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu
Ngoài ra cần điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu khung ở nữ giới, tiền liệt tuyến ở nam giới để khỏi ảnh hưởng đến bàng quang và không gây ngăn cản sự đẩy nước tiểu ra ngoài . bên cạnh đó, phải vận động cơ thể thường xuyên, liên tục như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, bơi, chơi cầu lông để cho mọi cơ quan của cơ thể hoạt động, khí huyết lưu thông, bàng quang và cổ bàng quang co bóp nhịp nhàng thuận tiện cho việc tiểu tiện. Những ai có bệnh mạn tính về bàng quang, tiểu khung (phụ nữ) tránh nhịn tiểu và không được ngồi lâu như vậy sẽ làm ứ đọng nước tiểu dễ dàng dẫn đến bí tiểu.