Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Công dụng chữa bệnh của Tía tô

Công dụng chữa bệnh của Tía tô

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
5 Tháng Chín, 2018 Thuốc đông Y 243 Lượt xem

Tía tô là một loại rau thơm không mấy xa lạ với chúng ta và được trồng khá nhiều ở nước ta. Bên cạnh công dụng như một loại rau nem thì Tía tô còn được coi là một vị thuốc Đông y đặc biệt với nhiều công dụng chữa bệnh hữu dụng.

Công dụng chữa bệnh của Tía tô

Công dụng chữa bệnh của Tía tô

Bài thuốc trị bệnh áp dụng với Tía tô

  • Trị cảm lạnh: Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ , uống nóng và đắp chăn ấm. Bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 3 lát gừng và 2 củ hành mang đi thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
  • Hỗ trợ chữa sưng vú, tắc tia sữa: tía tô giã lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng.
  • Trị đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
  • Làm đẹp da và trị mụn: Một trong những tác dụng của lá Tía tô rất được chị em phụ nữ ưa thích là làm đẹp da. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần đem lá tía tô rửa sạch , phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da. Những thành phần có trong lá tía tô có tác dụng tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da.
  • Giải độc: Trong trường hợp này bệnh nhân thường bị đau bụng, nôn mửa hoặc sưng phù, nổi ngứa các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chỉ dẫn rằng bạn nên lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
  • Trị ho, tức thở: Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.   Cá lá, cành, hạt tía tô đều có khả năng trị bệnh.
  • Trị mụn thịt, mụn cóc: Giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc, sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện liên tục trong vòng 1 đến 2 tháng, bạn sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.
  • Trị chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
  • An thai: Tía tô 8g, Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Đẳng sâm 16g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8 g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 8g. Đem sắc để lấy nước cho bệnh nhân uống.
  • Chữa cảm lạnh: Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm. Cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.

Tía tô được trồng khắp các vùng miền ở nước ta

Tía tô được trồng khắp các vùng miền ở nước ta

Những lưu ý khi sử dụng Tía tô

Qua những công dụng chữa bệnh tuyệt vời được các Trình Dược Viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur liệt kê trên, chắc hẳn sẽ khiến các bạn đọc bất ngờ về những lợi ích mà Tía tô mang lại. Tuy nhiên, các các trình dược viên cũng khuyến cáo nếu dùng vị thuốc Tía tô lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, choáng váng, kém ăn, táo bón, thở nông, tiểu tiện đỏ…Do vậy, dù cho ưa dùng như thế nào, các bạn cũng chỉ nên sử dụng nó xen kẽ cùng với các loại thực phẩm khác, hoặc có thể dùng cách ngày để đem lại hiệu quả tốt hơn mà để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Bên cạnh đó, không nên dùng lá tía tô trong trường hợp cảm nóng, sốt; trẻ em mới sinh; phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để có những lời tư vấn xác đáng nhất.

Nguồn: thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …