Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Mẹo trị bệnh bằng cây Sả hiệu quả

Mẹo trị bệnh bằng cây Sả hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
23 Tháng Tám, 2018 Thuốc đông Y 455 Lượt xem

Cây Sả được biết đến là một loại gia vị được sử dụng phổ biến ở mỗi căn bếp từng hộ gia đình, tuy nhiên ít ai có thể ngờ rằng Sả còn được xem là một loại Thuốc Đông y được các bác sĩ Y học cổ truyền vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh thường gặp vô cùng hữu ích.

Mẹo trị bệnh bằng cây Sả hiệu quả

Mẹo trị bệnh bằng cây Sả hiệu quả

Một số bài thuốc điều trị bệnh áp dụng với cây Sả

  1. Trị chứng đau bụng do rối loạn tiêu hóaBị rối loạn tiêu hóa do ăn phải những món độc trong khi bụng dạ yếu sinh đau bụng dữ dội. Bị chứng này ta dùng từ 3 đến 5 cây sả tươi rửa sạch, đun sôi với một cốc nước lớn, khi sôi thì có thể cho thêm chút đường rồi cho người bệnh uống nóng, ngày uống 3 lần. Các này còn trị được chứng bội thực, đau bụng đi ỉa tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Với liều lượng 1 ngày là 6g – 12g.
  2. Trị hôi nách: Củ sả, giã nát, hợp với phèn phi, bôi ngày 1 lần. Dùng liên tục từ 7 đến 10 ngày giúp cải thiện mùi hôi đáng kể.
  3. Trị chứng lạnh bụng sinh ra tiêu chảyBị chứng lạnh bụng sinh ra tiêu chảy như nước các bạn hãy dùng 2- 3 củ sả, vài miếng vỏ quýt khô, 4-5 nõn ổi, 20gr củ gấu và 1 miếng gừng tươi nhỏ. Tất cả nguyên liệu đều đem rửa sạch sau đó cho vào siêu đất sắc với 2 bát nước, khi nước trong siêu cạn còn 1 phần thì cho người bệnh uống. Nếu vẫn chưa thấy đỡ thì thêm 15gr lá tía tô. Cách này giúp để hãm bệnh tiêu chảy vậy. Rất hiệu nghiệm.
  4. Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm: Củ sả 40g, gừng tươi 40 g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650 ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.
  5. Củ sả tốt cho người bị bệnh cao huyết áp: Theo các Dược sĩ, giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết người hay mắc phải bệnh cao huyết áp nên thường xuyên ăn sả nhai sống hoặc uống 1 ly nước trái cây kèm sả sẽ khiến huyết áp giảm đáng kể. Cách này giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
  6. Trị đau răng: Sắc sả lấy nước súc miệng hàng ngày.
  7. Trị chứng nhức đầuDo sả có mùi hương rất dễ chịu nên mỗi khi bị nhức đầu cá bạn nên sắc lá sả cùng với lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu cùng với vài củ tỏi rồi lấy nước đó xông. Khi mồ hôi toát ra nhiều thì lau khô và thay quần áo mới, nằm nghỉ 1 lúc thì thấy đầu nhẹ nhõm hẳn. Cách khác là hái lá sả, lá tre, lá bưởi hoặc chanh, lá tía tô, lá ổi tất cả rửa sạch rồi nấu nước, múc ra 1 cốc để uống, phần còn lại thì xông.
  8. Trị đau khớp: Tinh dầu sả trộn với dầu dừa bôi vào chỗ đau hoặc sưng.
  9. Sả giúp giải rượu rất tốtBị say rượu, đầu óc choáng váng nôn ọe , thấy thế ta mau lấy 1 bó sả giã nát hòa thêm nước lọc rồi gạn lấy 1 chén cho bệnh nhân uống. Sả giúp giải độc nhanh khiến người say nhanh tỉnh và đỡ mệt mỏi, nhức đầu.
  10. Trị phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: Lá sả 100 g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50 g; Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 3 đến 4 ngày.

Cây Sả là một loại gia vị được sử dụng vào nhiều món ăn

Cây Sả là một loại gia vị được sử dụng vào nhiều món ăn

Sử dụng cây Sả trong làm đẹp

Bên cạnh những bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu trên thì bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thanh Hậu hiện đang đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết cây Sả từ lâu đã được biết đến như là một liệu pháp quan trọng trong làm đẹp và giảm cân.

  • Sả giúp giảm cân hiệu quảNgười Thái Lan thường sử dụng sả để làm liệu pháp giảm cân an toàn vì sả có khả năng làm cắt giảm calo trong món ăn, họ cho rằng sả có khả năng đốt cháy lượng mỡ dư thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp tuần hoàn máu tốt hơn làm da dẻ hồng hào.
  • Sả làm đẹp daTinh dầu sả từ lâu đã được biết đến và sử dụng rộng rãi để cải thiện các tế bào da và giúp trị trứng cá và mụn nhọt. Sả cũng có tác dụng làm săn chắc cơ trong cơ thể.

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …