Dạ cẩm là một loại cây thuốc Đông y thuộc họ Cà phê, được vận dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ. Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu một vài công dụng cũng như thông tin về cây thuốc dạ cẩm nhé!
- Bật mí công dụng chữa bệnh hữu dụng từ cây Cát cánh
- Rau đắng và một số bài thuốc chữa bệnh ít người biết đến
- Dùng cây Chè để chữa bệnh liệu bạn có tin?
Dạ cẩm thường mọc hoang phân bố nhiều ở nước ta
Sơ lược thông tin về cây Dạ cẩm
Dạ cẩm còn được gọi với tên khác là cây lét mồm, đất lượt…tên khoa học là Hediotis capitellata Wall. ex G.Don, Cây dạ cẩm là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo leo bằng thân quấn; cành vuông rồi tròn, phình to ở các đốt, có lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon , chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 5mm; lá kèm có lông và 3-5 thùy hình sợi. Cụm hoa chuz ở ngọn và nách lá, mang tán tròn; mỗi tán mang 6-12 hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang 1,5mm-2mm, chứa nhiều hạt rất nhỏ màu đen. Mùa quả tháng 5-7 dương lịch hàng năm.
Theo y học cổ truyền, Dạ cẩm có Vị ngọt, hơi đắng, tình bình có công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Công dụng: Chữa viêm loét dạ dày, chữa lở miệng, đau dạ dày, viêm họng.
Tác dụng dược lý và thành phần hóa học của cây Dạ cẩm
Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây dạ cẩm có chứa một số thành phần hóa học như saponin, alcaloid, tanin, anthraglycosid.
Về tác dụng dược lý, cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt. Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại.
Ứng dụng Dạ cẩm vào một số bài thuốc chữa bệnh hay
Dạ cẩm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
- Trị loét dạ dày, ợ chua: Dùng 20g -40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột hay cao, chia 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn.
- Trị lở loét miệng lưỡi: Dùng cao lỏng Dạ cẩm trộn với mật ong, bôi hàng ngày.
- Trị vết thương, làm chóng lên da non: Dùng lá Dạ cẩm tươi giã đắp.
Nguồn: thuocviet.edu.vn