Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Lưu ý những thực phẩm tuyệt đối không nên cho trẻ ăn nhiều

Lưu ý những thực phẩm tuyệt đối không nên cho trẻ ăn nhiều

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
30 Tháng Chín, 2017 Tin Tức Y dược 480 Lượt xem

Có không ít thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng cho trẻ lại có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Những lưu ý khi cho trẻ sử dụng thực phẩm

Những lưu ý khi cho trẻ sử dụng thực phẩm

Đối với trẻ nhỏ, một chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Việc biết được các thực phẩm, nhóm thực phẩm không nên cho trẻ dùng nhiều sẽ giúp các bà mẹ xây dựng một thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho tương lai của bé. Dưới đây là những thực phẩm mà Dược sĩ tư vấn các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn nhiều nếu không muốn trẻ phát triển chậm.

Những thực phẩm có vị chua, cay, nóng

Những thực phẩm có tính kích thích như chua, ngọt, cay, mặn đều có ảnh hưởng đến dạ dày, trở ngại cho tiêu hoá, đặc biệt hệ thống tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện nếu ăn những thực phẩm này dễ làm hỏng thực quản và niêm mạc dạ dày, sẽ sinh ốm đau. Cho nên thức ăn của trẻ con phải là những thứ thanh đạm, mềm nhuyễn, nhỏ bé.

Hạn chế cho trẻ ăn Gan động vật

Rất nhiều các bậc cha mẹ nghĩ rằng gan và bồ dục động vật là những chất dinh dưỡng tuyệt vời của trẻ con, nên cho trẻ ăn nhiều, tuy nhiên trong gan và bồ dục động vật có chứa hàm lượng chất độc và các chất hoá học khác lại nhiều hơn mấy lần ở trong thịt. Nếu ăn nhiều có thể gây ngộ độc ở trẻ.

Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt

Đồ ngọt nhu bánh kẹo, đường… ăn nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe, việc cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt có thể khiến bé bị béo phì, sâu răng, tăng huyết áp, cho nên chỉ cho bé ăn một lượng vừa đủ chất ngọt

Hạn chế đồ ăn tanh cho trẻ

Những thực phẩm có vị tanh như trứng, cá, tôm, cua… rất nhiều đạm, nếu ăn nhiều khiến cho trẻ bị ngán, lượng đạm cao khiến cho dạ dày phải làm việc nhiều để tiêu thụ, quá trình dài dài để những thức ăn này đi vào đoạn đầu ruột non nối với ruột già, chúng sẽ làm thay đổi công năng tiêu hoá của dạ dày, khiến cho lượng phân tiết dịch vị và khả năng tiêu hoá bị giảm sút. Công năng tiêu hoá của trẻ còn chưa kiện toàn, nên càng dễ bị số thức ăn quá nhiều này gây trở ngại, thường dẫn đến tình trạng chán ăn. 

Không cho trẻ dùng thực phẩm nhiều chất béo

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như trứng, hạt hướng dương, gan… có chứa nhiều cholesterol, khiến khả năng mắc bệnh tim và béo phì của trẻ tăng cao. Hạt hướng dương lại chứa nhiều axit béo bão hòa, khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng giải độc của tế bào gan.

Không nên cho trẻ em ăn quá mặn

Theo tin tức Y Dược, ăn mặn không những có hại cho thận, mà còn có thể dẫn đến huyết áp cao. Bởi vì muối ăn là vật hoá hợp của hai nguyên tố natri và clo . Sự phát triển thận của trẻ em chưa hoàn thiện, khả năng bài tiết natri kém, ăn nhiều muối có thể gây tổn thương cho buồng thận. Chất natri trong cơ thể tăng nhiều, có thể làm cho chất kali theo nước tiểu ra ngoài quá nhiều, do đó mà dễ gây nên bệnh suy tim. 

Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn có chất bảo quản

Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn có chất bảo quản

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không nên cho ăn lòng trắng trứng

Là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trứng gà được rất nhiều bà mẹ cho con sử dụng để bé phát triển, tuy nhiên đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho trẻ ăn lòng trắng của trứng gà. Trong lòng trắng trứng có chứa nhiều protein, với hệ thống tiêu hóa non nớt của trẻ khi ăn vào sẽ gây ra bệnh mẩn ngứa, bệnh sởi, khó tiêu hoá, dễ dẫn đến đi ỉa chảy.

Không nên cho trẻ sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

Trong quá trình chế biến thức ăn sẵn, những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe thường bị hao hụt và các nhà sản xuất thường thêm vào các chất phụ gia, bảo quản khác. Càng nhiều quá trình chế biến thì chất dinh dưỡng càng mất đi nhiều hơn, và lượng đường, muối, chất béo trong thức ăn càng được tăng lên, rất không tốt cho trẻ.

Không cho trẻ sử dụng lại thức ăn ngày hôm trước

Những thức ăn còn thừa từ hôm trước dù được bảo quản những vẫn không thể đảm bảo vi khuẩn gây bệnh không phát triển, với hệ thông tiêu hóa còn non nớt, cho trẻ sử dụng lại thức ăn cũ rất có thể khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy.

Trên đây là chia sẻ về những thực phẩm không tốt cho sức khỏe của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý. Hi vọng rằng bài viết này mang lại những kiến thức bổ ích giúp các bậc phụ huynh chăm sóc bé phát triển khỏe mạnh hơn!

Nguồn: thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …