Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và rất phổ biến đặc biệt vào mùa mưa chính là lúc dịch bùng phát mạnh mẽ nhất, vậy ta cần lưu ý gì đối với loại bệnh này.
- Mách bạn phương pháp giảm đau không cần thuốc
- Công dụng và liều dùng của thuốc Meloxicam
- Cách sử dụng thuốc tân dược Zithromax
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và rất phổ biến đặc biệt vào mùa mưa
Đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của hội chứng viêm kết mạc cấp do một loại virus có tên là Adenovirus gây nên, chúng là loại virus phổ biến gây nên tình trạng lây nhiễm bệnh. Vào mùa mưa khi mà điều kiện thời tiết với độ ẩm không khí cao là môi trường cho sự phát triển mạnh mẽ và phát tán của vi khuẩn.
Triệu chứng của bệnh
Theo những chẩn đoán lâm sàng của các bác sĩ thuộc Cao đẳng Y Dược thì bệnh đau mắt đỏ bao gồm 2 thể chính đó chính là thể viêm kết giác mạc và viêm kết mạc-họng-hạch. Những người mắc bệnh thường có những triệu chứng thường thấy như đau họng, ho, thấy xuất hiện những cục hạch xuất hiện dọc theo cổ hoặc sau tai, mắt đỏ lên và đặc biệt với trẻ nhỏ có thể kèm theo tình trạng sốt nhẹ là dấu hiệu của viêm kết mạc-họng-hạch. Đối với thể viêm kết giác mạc thì mọi triệu chứng chỉ xuất hiện ở mắt virus Adenovirus tấn công vào những vị trí kết mạc làm lòng trắng đỏ lên đồng thời gây tổn thương ở vùng giác mạc dẫn đến hiện tượng viêm giác mạc đốm dưới biểu mô. Cả 2 thể bệnh này đều có tính lây lan vô cùng mạnh mẽ vì vậy mà chúng ta cần cảnh giác và có những biện pháp phòng tránh hợp lý.
Những nguồn là nguyên nhân gây nên bệnh
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan trực tiếp khi những người xung quanh tiếp xúc với gỉ mắt hay nước mắt của bệnh nhân, cũng có thể trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ nhỏ khi mắc bệnh rất hay có thói quen lấy tay dụi để giảm sự ngứa ngáy, virus theo tay lây lan đến đồ đạc xung quanh khiến những người khác sau quá trình tiếp xúc cũng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra đôi khi sự không cẩn thận của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân của sự lây lan, sau khi kiểm tra cho bệnh nhân mắc chứng đau mắt đỏ không sát trùng mà tiếp tục đặt tay vào những bệnh nhân bình thường vô tình là tác nhân gây lây nhiễm.
Dấu hiệu của bệnh là mắt đỏ lên, đặc biệt với trẻ nhỏ có thể kèm theo tình trạng sốt nhẹ
Một trong những nguồn lây bệnh trực tiếp nữa mà chúng ta cần biết đó là dùng chung những vật dụng cá nhân nhân như khăn mặt, chậu thau hay thậm chí là thuốc nhỏ mắt. Theo khuyến cáo của các dược sĩ Cao đẳng Dược thì thuốc nhỏ mắt được sử dụng và đặt cách mắt 4-5 cm tuy nhiên không phải bản thân ai cũng biết được những điều này, sử dụng gần mắt khiến lọ thuốc bị nhiễm khuẩn và những người sử dụng sau cũng có thể bị mắc bệnh. Đường hô hấp cũng có thể là môi trường khiến bệnh lây lan và phát triển, khi nói chuyện, ho virus có thể được phát tán.
Phương pháp điều trị
Theo những tin tức Y Dược thì cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị nào có thể điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ là những biện pháp làm tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại những sự hoạt động của virus gây nên bệnh. Những loại thuốc thường được sử dụng như những loại thuốc chống sưng, viêm hay những loại kháng sinh phòng sự bội nhiễm do vi khuẩn và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hầu như các trường hợp đều nhận thấy rằng bệnh sẽ tự khỏi, giảm dần triệu chứng chỉ sau thời gian 10 ngày, mọi sự đều trị chỉ mang tính hỗ trợ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian phục hồi. Tuy nhiên đối với trường hợp virus tấn công vào giác mạc thì có thể làm thị lực của chúng ta bị suy yếu đi rất nhiều và những đốm trắng có dấu hiệu biến mất sau thời gian 1 tháng.
Một số trường hợp tiến triển theo chiều hướng tệ hơn, xuất hiện những màng viêm trắng đục bám vào mặt sau của mi mắt người ta gọi đó là giả mạc. Lúc này sức đề kháng của mắt đã có hiện tượng suy yếu vì độc tính của virus cao. Những người xuất hiện triệu chứng này thì diễn biến sẽ phức tạp hơn nhiều, giả mạc này không được loại bỏ khiến thuốc bị cản trở trong quá trình xâm nhập vào khu vực mầm bệnh, Vì vậy mà chúng ta cần có sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời của những chuyên gia bác sĩ.
Nguồn: thuocviet.edu.vn