Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Những biến chứng nào có thể gây tử vong ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo?

Những biến chứng nào có thể gây tử vong ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
31 Tháng Năm, 2017 Tin Tức Y dược 499 Lượt xem

Một số biến chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo bao gồm tụt huyết áp, chuột rút, ngoài ra còn có các triệu chứng ít gặp nhưng rất nguy hiểm đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Gò Vấp

Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Gò Vấp

Những biến chứng hay gặp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Một số biến chứng ít gặp nhưng nghiêm trọng bao gồm hội chứng mất cân bằng, phản ứng dị ứng, rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tắc khí.

Theo các Bác sĩ chuyên khoa đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “Hội chứng mất cân bằng là một nhóm các triệu chứng toàn thân và thần kinh thường liên quan đến các dấu hiệu đặc trưng trên điện não đồ, có thể xảy ra trong hoặc sau chạy thận. Triệu chứng sớm bao gồm buồn nôn, nôn, bứt rứt, và nhức đầu. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm co giật, đờ đẫn và hôn mê”.

Phản ứng màng lọc với các triệu chứng: Khó thở, cảm giác gần chết, và cảm giác nóng tại FAV hoặc khắp cơ thể, ngưng tim và thậm chí tử vong có thể xảy ra.

Những trường hợp nhẹ hơn có thể chỉ có triệu chứng ngứa ngáy, mề đay, ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc chảy nước mắt. Các triệu chứng tiêu hóa như đau quặn bụng hoặc tiêu chảy cũng có thể xảy ra.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần hết sức lưu ý đến những biến chứng trong quá trình lọc máu

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần hết sức lưu ý đến những biến chứng trong quá trình lọc máu

Theo tin tức y tế mới nhất, bệnh nhân có tiền căn dị ứng và/hoặc tăng eosinophile máu dễ xuất hiện các triệu chứng này. Triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài phút sau chạy thận, nhưng đôi khi có thể trong vòng 30 phút hoặc hơn.

Rối loạn nhịp trong chạy thận thường gặp, đặc biệt ở bệnh nhân đang dùng digitalis và bệnh nhân có bệnh mạch vành. Tụt huyết áp bất ngờ hoặc tái đi tái lại trong chạy thận có thể là dấu hiệu của tràn dịch màng tim hoặc chèn ép tim sắp xảy ra.

Xuất huyết nội sọ: Bệnh lý mạch máu nền tảng và tăng huyết áp kết hợp với dùng heparin đôi khi có thể gây xuất huyết nội sọ, dưới màng nhện hoặc dưới màng cứng trong buổi chạy thận.

Co giật: Trẻ em, bệnh nhân có nồng độ urê máu cao trước chạy thận, và bệnh nhân tăng huyết áp nặng là những người dễ co giật nhất trong chạy thận. Co giật có thể là một triệu chứng của hội chứng mất cân bằng.

Tán huyết cấp trong chạy thận có thể là một cấp cứu nội khoa với các triệu chứng đau lưng, nặng ngực và khó thở. Nếu tán huyết lượng lớn không được phát hiện sớm, kali máu tăng do phóng thích từ hồng cầu ly giải, gây yếu cơ, bất thường điện tâm đồ, và cuối cùng là ngưng tim.

Thuyên tắc khí là một tai họa tiềm ẩn có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng. Ở bệnh nhân ngồi, khí có khuynh hướng đi vào tĩnh mạch não mà không vào tim, gây tắc nghẽn đường về của tĩnh mạch não, gây hôn mê, co giật, thậm chí tử vong. Ở bệnh nhân nằm, khí có khuynh hướng đi vào tim, tạo bọt trong thất phải, đi vào phổi gây khó thở, ho, nặng ngực và loạn nhịp.

Nguồn: theo báo infonet – thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …