Viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như xuất huyết dạ dày, mệt mỏi suy nhược kéo dài,…
- Cách thể hiện tình yêu văn minh khi đến thăm trẻ sơ sinh
- Sốc: Thuốc lá có thể khiến trẻ tử vong ngay sau khi sinh
- Thúc đẩy chiều cao sau tuổi 18 từ chính thói quen hàng ngày
Bệnh nhi khám ở Bệnh viện Nhi trung ương
Tá hoả vì con lây HP từ mẹ
Theo tin tức y tế mới nhất, Chị Nguyễn Thị Hà trú tại Mỹ Đình, Hà Nội đưa con trai 6 tuổi đi khám tiêu hoá tại Bệnh viện Nhi trung ương. Khi nghe bác sĩ chẩn đoán con bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP, chị Hà mới tá hoả. Chị Hà cũng bị viêm dạ dày do HP, phải điều trị nhiều năm, bệnh hay tái phát. Cách đây 2 tháng chị đi kiểm tra cũng được bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày do HP. Chị Hà chỉ nghĩ người lớn mới bị còn trẻ nhỏ thì không.
Cậu con trai của chị Hà 6 tuổi nhưng chỉ nặng có 20kg. Da cháu nhợt nhạt và hay ôm bụng đau quanh rốn. Chị Hà tưởng con bị bệnh giun nên thường mua thuốc giun về tẩy. Đến khi cháu bị đau nặng, kèm theo buồn nôn, chán ăn, chị cho con đi khám tiêu hoá. Bác sĩ nghi ngờ cháu bị đa dạ dày nên cho kiểm tra nội soi tiêu hoá.
Kết quả, bé bị viêm loét dạ dày khá rộng, kèm theo dương tính với vi khuẩn HP. Chị Hà lo lắng vì bố chị cũng qua đời cách đây 3 năm vì ung thư dạ dày. Tuy nhiên, giải thích cho chị Hà, bác sĩ cho rằng, HP có nhiều chủng nên không phải chủng nào cũng có độc tính cao có thể gây ung thư dạ dày.
Một trường hợp bệnh nhi khác đang điều trị tại khoa tiêu hoá, Bệnh viện Nhi trung ương vì chảy máu dạ dày do viêm dạ dày. Đó là bé Nguyễn Ngọc T. 12 tuổi, quê ngoại thành Hà Nội. Bé T nhập viện vì xanh xao, da tái kèm theo đi ngoài phân đen. Các bác sĩ tuyến huyện chuyển cháu lên tuyến trung ương. Kết quả, bé T. bị chảy máu dạ dày.
Nhiều gia đình tá hỏa khi phát hiện con nhiễm vi khuẩn HP từ bố mẹ
Dạ dày của trẻ có thể bị viêm loét do nhiều nguyên nhân
Khi nghe bác sĩ giải thích về bệnh của con, bố mẹ của cháu T đều bất ngờ vì con còn quá nhỏ đã bị mắc bệnh viêm loét dạ dày. TS BS Phạm Thị Việt Hà – trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, bệnh viêm dạ dày ở trẻ em rất dễ gặp chứ không phải chỉ riêng người lớn mới bị viêm dạ dày. Bác sĩ Hà thống kê, tại chuyên khoa tiêu hoá, bệnh nhi mắc bệnh này chiếm khoảng 1/3 tổng số đến khám.
Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Viêm dạ dày, tá tràng ở trẻ em có nguyên nhân như viêm dạ dày do vi khuẩn HP, viêm do thuốc điều trị, chống viêm, viêm do hoá chất do trẻ con uống phải như kiềm, axit, hoá chất sinh hoạt”.
Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều chất hại dạ dày như chua, cay cũng là yếu tố gây viêm dạ dày. Một vài trường hợp có vấn đề của bệnh lý viêm dạ dày do tự miễn, viêm dạ dày do toan, phì đại niêm mạc dạ dày.
Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thêm: “Viêm dạ dày ở trẻ em không giống người lớn. Trẻ thường có triệu chứng như đau bụng bất thường, nôn, có cháu chẳng có triệu chứng gì nhưng khi soi vết loét đã to. Có cháu đau bụng, đau vùng thượng vị, 30% còn lại đau quanh rốn, và đau lan toả. Nôn ợ hơi, ợ chua và trẻ biếng ăn, hơi thở có mùi hôi”.
Viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ nhỏ nếu không điều trị kịp thời có thể xuất huyết tiêu hoá. TS Hà cho biết, khoa thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhi bị xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày mà bố mẹ không biết. Đặc biệt, bác sĩ Hà đã tiếp nhận bệnh nhi bị xuất huyết tiêu hoá do uống thuốc hạ sốt khiến trẻ nôn ra máu khi mới 2,5 tuổi.
Viêm loét dạ dày ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Trong số các nguyên nhân gây viêm dạ dày thì viêm dạ dày do HP được người dân quan tâm và băn khoăn nhiều nhất. Đặc biệt là thông tin vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, theo TS Hà, trong cộng đồng, người dân nhiễm HP có tỷ lệ rất cao. Điều tra trên người bình thường khoẻ mạnh nhiễm 70-80%, nhưng không phải nhiễm HP là sẽ bị ung thư. Mỗi cơ thể có phản ứng khác nhau với vi khuẩn này.
Hiện nay, nguyên nhân khiến trẻ dễ lây vi khuẩn HP là do điều kiện nhà chật chội, ăn uống chung. Bà mẹ không rửa tay trước khi ăn, khi đi vệ sinh, sử dụng nhà vệ sinh không hợp lý, nguồn nước không sạch, nhai mớm cho con.
Các giảng viên đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thì cho rằng, khi trẻ nội soi chẩn đoán viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị viêm loét trước rồi mới diệt HP. Khác với người lớn, sử dụng thuốc điều trị HP ở trẻ em khó hơn, bệnh nhi phải uống thuốc 14 ngày, dạng viên nén. Việc tuân thủ điều trị với đứa trẻ là khó khăn. Chính điều này dẫn đến kháng kháng sinh HP khá cao. Do đó, các bác sĩ chỉ thu hẹp điều trị HP trong trường hợp có bố, mẹ bị ung thư dạ dày, tá tràng thì con bắt buộc phải điều trị.
Việc điều trị HP có thể bị tái phát bởi trên thế giới, tỷ lệ tái phát rất cao chứ không riêng ở Việt Nam. Do đó cha mẹ không nên quá sốt ruột.
Nguồn: theo báo infonet – thuocviet.edu.vn