Trầm cảm sau sinh khiến mẹ luôn trong trạng thái lo lắng buồn phiền, thậm chí có rất nhiều bà mẹ còn thừa nhận mình đã từng có ý định muốn bỏ rơi con.
- Cách thể hiện tình yêu văn minh khi đến thăm trẻ sơ sinh
- Đừng hại chết trẻ tức khắc sau khi sinh chỉ vì thuốc lá
- Thúc đẩy chiều cao sau tuổi 18 từ chính thói quen hàng ngày
Rất nhiều bà mẹ thừa nhận mình đã từng có ý định muốn bỏ con
Đã từng bỏ con giữa hiên nhà và ra đi
Chị Đỗ Thị Phương trú tại Nam Sách, Hải Dương tâm sự, chị quê ở Nghệ An, ra Quảng Ninh làm rồi lấy chồng. Khi chị sinh con đầu lòng cũng là lúc công việc thợ mỏ của chồng chị bấp bênh. Chị Phượng về quê chồng ở cùng bố mẹ và chờ đến ngày sinh. Chị Phượng sinh mổ, sau sinh chị còn bị sa dạ con khiến bụng đau và phải vào viện lần nữa.
Vết mổ đau đã đành, chị Phượng còn stress khi con quấy và thời tiết nắng nóng. Bố mẹ chồng bắt kiêng đủ thứ, trong đó có việc không cho dùng quạt điện, chỉ dùng quạt tay.
Chị sinh vào tháng 5/2011, đúng vào tháng hè, nên chị có cảm giác nóng phát điên lên. Quần áo thấm đẫm mồ hôi, chị chạy ra ngồi quạt thì lại bị mắng “không kiêng được thì chồng con để cho người”.
Không chỉ có mẹ chồng, bà nội của chồng cũng không ưa cháu dâu vì họ bảo chị không biết cấy lúa. Chị Phượng nhẫn nhịn. Bữa cơm gái đẻ chẳng có gì ngoài rau ngót luộc và mấy miếng thịt kho đậu. Chị không được mẹ chồng chăm. Đã vậy, con quấy đêm khóc đẫy 3 tháng. Ai cũng bảo cháu khóc dạ đề.
Những ngày đầu mẹ chồng chị còn hỏi sao cháu khóc và lâu dần bà cũng kệ để hai mẹ con tự chăm nhau. Đêm hay ngày, chị tự đánh vật với con. Chồng chị thi thoảng gọi điện về hỏi thăm rồi lại biệt tích. Chị nhắn tin cho chồng anh còn chẳng trả lời vì bận đàn đúm bạn bè.
Là con dâu mới, ở quê chồng ít quen ai, nhiều người kiêng không nói chuyện với gái đẻ khiến chị bí bích, lúc nào cũng tủi thân. Chị gọi điện về cho mẹ đẻ ở trong quê mà hai mẹ con cùng khóc. Chị Phượng đã từng có ý nghĩ vứt con đi. Cả nhà đi vắng, chị vứt đứa bé nằm tơ hơ giữa hiên nhà rồi bỏ đi. Nhưng nghe tiếng con khóc quá, chị như sực tỉnh, ôm con vào lòng khóc và xin lỗi con. Những lúc ấy, chị tự hỏi: Mình điên rồi hay sao?
Trầm cảm sau sinh khiến mẹ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi và lo lắng
Ý nghĩa muốn vứt bỏ con lại rồi tự tìm con đường mới cho mình xuất hiện trong đầu chị nhiều lần nhưng chị tự vượt qua được cảm giác đó. Đến nay, con trai chuẩn bị bước vào lớp 1, chị cũng quên những ngày tháng ở cữ nhưng cứ nghĩ lại chị thấy đau lòng và càng chia sẻ, thông cảm với bà mẹ kia.
Hay như chị Trần Thị Lan trú tại Hoàng Liệt, Thanh Trì, Hà Nội tâm sự, chị đã từng quẳng con từ trên tay xuống giường, đã từng đánh con như muốn điên lên vì cảm giác bất lực những ngày sau sinh. Nhưng khi sực tỉnh, chị lại ôm con và khóc. Chị Lan kể, phải sinh con thì mới biết những bà mẹ ở cữ dễ bị stress như thế nào.
Phòng ngừa trầm cảm sau sinh ra sao?
Theo TS Trần Thị Hồng Thu – Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, Hai Bà Trưng, Hà Nội, những tin tức y tế mới nhất cho thấy có tới 80% các bà mẹ sinh con lần đầu có tâm trạng nặng nề và 10% mắc rối loạn trầm cảm sau sinh trong năm đầu tiên. Người ta cho rằng hiện tượng này là do lượng hormone giảm mạnh sau sinh. Nhưng giả thuyết này không giải thích được cho tất cả các bà mẹ mới sinh.Theo bác sĩ Thu, quan trọng nhất là chị em cần nhận biết được các yếu tố nguy cơ và xin tư vấn bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn có kinh nghiệm bất kỳ nào về sự thay đổi tâm trạng trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai.
Trầm cảm sau sinh khiến nhiều bà mẹ có ý định hại chính đứa con của mình
Theo các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Mỗi chị em có thể tự tạo cho mình thói quen lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Ví dụ như tăng cường bổ sung Vitamin nhóm B (Vitamin B6, B12 và axit folic), tập thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc, uống nhiều nước”.
Và quan trọng nhất, bác sĩ Thu cho rằng nên chia sẻ tâm trạng. Cảm thấy lo buồn là điều bình thường, không phải là gì đó phải xấu hổ. Đừng che giấu tình cảm của mình.
Đừng tự buộc tội cho bản thân: Cảm giác có lỗi là một cảm xúc rất tiêu cực, có hại và tạo ra rất nhiều nghi ngờ về vai trò làm mẹ của mình. Mắc bệnh trầm cảm sau sinh không phải lỗi của bạn.
Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thêm: “Tự chăm sóc bản thân không phải là ích kỷ. Em bé mới sinh luôn cần một người mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh. Nếu gặp bất kỳ cảm xúc buồn chán đau khổ, hãy chăm sóc bản thân, yêu cầu trợ giúp từ các bác sĩ, đối tác, gia đình và bạn bè”.
Chính vì thế, ngay khi còn đang mang thai, nếu cảm thấy chán nản hoặc có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, hãy thực hiện ngay những thói quen lành mạnh để giảm bớt nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo cung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Nhận thức tốt sẽ giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh.
Nguồn : Y Dược Pasteur