Vitamin D được các bác sĩ khuyến cáo cần bổ sung cho trẻ để đảm bảo quá trình tạo xương và một số chức năng sinh lý khác. Tuy nhiên, nếu việc bổ sung không hợp lý sẽ gây ra nhiều hậu quả không tốt.
- Những lợi ích của thần dược “Tỏi Đen” đối với sức khỏe
- Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nhờn thuốc kháng sinh?
- Nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh ung thư Não?
Bổ sung vitamin D là điều cần thiết giúp xương chắc khỏe
Những ai cần phải bổ sung vitamin D?
Các Thầy thuốc Việt cho biết, Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong sức khỏe như: Giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat từ thực phẩm đưa vào, giảm đào thải canxi và phosphat ra ngoài nhờ đó vitamin được dùng trong phòng ngừa và điều trị còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn tuổi; Ngoài ra vitamin D còn có chức năng tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư…
Nếu như các loại vitamin và khoáng chất khác cơ thể có thể lấy từ nhiều nguồn thực phẩm hàng ngày, thì vitamin D lại là một ngoại lệ. Vitamin D có trong thực phẩm rất ít, một số thực phẩm được xem là giàu vitamin D như gan cá, gan bò, sữa… cơ thể cũng chỉ hấp thu được khoảng 5% nhu cầu, 95% còn lại lấy từ việc tắm nắng – dưới ánh sáng mặt trời, tiền tố vitamin D dưới da sẽ tổng hợp thành vitamin D mà cơ thể sử dụng được.
Tuy nhiên do phong tục tập quán ở nước ta, cũng như trình độ hiểu biết trong quần chúng còn hạn chế nên tỉ lệ thiếu vitamin D ở nước ta còn khá phổ biến. Một nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamin D ở TP. Hồ Chí Minh được công bố gần đây cho thấy có đến gần 80% trẻ em, 50% phụ nữ, 20 % nam giới thiếu vitamin D
Bổ sung vitamin D như thế nào?
Để bổ sung đúng và đủ cần biết được nhu cầu của cơ thể là bao nhiêu. Theo các Dược sĩ tư vấn khuyến nghị, nhu cầu hàng ngày về vitamin D là từ 400 – 600UI/ngày, nhu cầu này không có sự khác biệt lắm giữa trẻ em và người lớn. Ở người cao tuổi do hấp thu kém nên nhu cầu cao hơn một chút nhưng cũng không quá 1.000 UI/ngày.
Tắm nắng đúng cách, sử dụng vitamin D dạng bổ sung là những biện pháp đơn giản và hữu hiệu để đảm bảo đủ vitamin D cho cơ thể. Những đối tượng cần bổ sung vitamin D thường xuyên là trẻ sơ sinh từ 2 tuần đến 18 tháng tuổi, trẻ em vào mùa đông ít nắng, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi ăn uống kém, người hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
Vitamin D thuộc nhóm tan trong chất béo nên khi uống vào sẽ được tích lũy ở gan để cơ thể sử dụng dần, nên ngoài việc bổ sung duy trì liều theo nhu cầu hàng ngày cũng có thể dùng liều cao theo định kì (theo chỉ định của bác sĩ). Và khi bổ sung cần đảm bảo chế độ ăn đủ dầu, mỡ để cơ thể có thể hấp thu vitamin D.
Hậu quả của việc bổ sung thừa vitamin D
Hậu quả của việc bổ sung thừa vitamin D
Mặc dù việc bổ sung vitamin D là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nếu bổ sung không đúng cách trẻ có thể bị thừa vitamn D dẫn tới ngộ độc, thường gặp ở những trường hợp cha mẹ tự ý cho con uống vitamin D liều cao kéo dài. Một số dấu hiệu của thừa vitamin D như: Tăng huyết áp , tăng canxi huyết, đau đầu, buồn nôn, chán ăn – mất cảm giác ngon miệng, đi tiểu nhiều, táo bón, đau dạ dày, đau cơ, đau xương, suy thận do đọng canxi nhiều ở thận… thậm chí nặng hơn có thể gây rối loạn tâm thần, thiểu năng trí tuệ
Để tránh hậu quả đáng tiếc, khi bổ sung vitamin D nên có chỉ định của bác sĩ đặc biệt là dạng liều cao. Cần cẩn trọng khi sử dụng, dùng đúng dụng cụ đong đếm của nhà sản xuất để tránh sử dụng nhiều quá