Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Bóng nước – Loại cây cảnh dùng làm thuốc quý giá từ thiên nhiên

Bóng nước – Loại cây cảnh dùng làm thuốc quý giá từ thiên nhiên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
14 Tháng Tư, 2023 Tin Tức Y dược 93 Lượt xem

Cây bóng nước thường được trồng phổ biến để dùng làm cảnh vừa được dùng như một loại dược liệu chữa bệnh. Dược liệu bóng nước có công dụng trừ phong thấp, làm thông kinh lạc và hoạt huyết.

1. Thông tin thực vật cây bóng nước

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Cây bông móng tay, cây phượng tiên hoa, cây nắc nẻ, cây móng tay lồi, hay cây cấp tính tử là các tên gọi khác nhau của cây bóng nước.  Cây bóng nước có tên khoa học: Herba Impatiens balsamina L, thuộc họ Bóng nước – Balsaminaceae.

Cây bóng nước phát triển mạnh ở khí hậu vùng nhiệt đới, mùa hè là khoảng thời gian cây sinh trưởng mạnh nhất, cây bóng nước tuy ưa ẩm nhưng lại không chịu được úng. Đất màu mỡ, tơi xốp, có tính hơi chua, thấm được nước tốt là loại đất phù hợp cho cây bóng nước sinh trưởng.

Hoa bóng nước có nhiều màu khác nhau, thường được trồng làm cảnh

Tại Việt Nam, cây bóng nước thường được trồng để làm cảnh. Hạt giống cây bóng nước được lựa chọn từ những cây bố mẹ có nhiều hoa đẹp, màu sắc sặc sỡ và không bị sâu bệnh. Đem hạt giống ngâm trong nước ấm (50 – 60 oC) từ 4 – 5 tiếng sau đó đem đi gieo.

Cây bóng nước là cây thân cỏ, cây cao khoảng 40cm. Lá có hình mác, mọc so le nhau, đầu lá hơi nhọn, mép lá có hình răng cưa. Hoa bóng nước là hoa lưỡng tính, hoa có nhiều màu khác nhau như màu trắng, màu hồng, màu tím hay màu đỏ… Hoa 5 lá đài không đều nhau, lá đài có màu giống với mùa của tràng, lá đài trước có hình cựa, hoa bóng nước có 5 cánh, 5 nhị, phần chỉ nhị ngắn và bao phấn bao xung quanh nhuỵ và đính sát nhau. Bầu thượng có 5 ô do 5 lá noãn hợp thành, mỗi ô đựng nhiều noãn.

Cây bóng nước được sinh sản từ hạt. Từ kẽ lá sẽ mọc ra hoa, sau đó hoa sẽ phát triển thành quả. Quả cây bóng nước có hình bầu dục, phần đầu quả nhọn, quả có chia khía, lớp da ngoài của quả có lông nhám, khi quả còn non có màu xanh sẫm, càng già màu vỏ sẽ nhạt dần và vỏ quả căng lên. Quả già sẽ nứt thành 5 mảnh, các mảnh xoắn lại và hạt sẽ được phóng thích ra, quả có thể nổ khi chín hoặc có thể vỡ ra do tác động bên ngoài.

2. Thu hái, bảo quản dược liệu bóng nước

Thân và cành cây bóng nước sẽ được thu hái để làm dược liệu. Mùa hè và mùa thu là thời điểm thu hoạch cây bóng nước. Tiến hành thu hái toàn cây, sau đó đem bỏ phần rễ, hoa, lá và quả, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Phần hạt của cây bóng nước cũng được sử dụng làm dược liệu. Hạt đem phơi cho khô hoàn toàn. Hạt bóng nước có vị nhạt, hơi đắng nhẹ và không có mùi. Để bảo quản dược lâu, đem dược liệu bóng nước đã được chế biến cho vào túi kín, để ở vị trí thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

3. Thành phần hóa học có trong cây bóng nước

  • Hoạt chất acid P-hydroxybenzoic có trong cây bóng nước mang hoạt tính kháng sinh. Bênh cạnh đó cây còn chứa acid P-Coumaric, acid gentisic, acid ferulic, acid sinapic, acid cafeic và scopoletin.
  • Lá cây chứa acid xinamic, kaempferol và kaempferol 3-arabinoside.
  • Phần thân cây chứa kaempferol 3-glucoside, cyaniding, quercetin, pelargonidin và delphinidin.
  • Hạt cây bóng nước chứa khoảng 17,9% là chất béo, acid parinaric chiếm khoảng 27%, spinasterol 0,015%, balsamina sterol, saponin và đường đa.
  • Hoa bóng nước chứa lawsone, lawsone methyl ether. Hoa bóng nước màu trắng có chứa leucocyanidin, leucodelphinidin. Hoa màu tím chứa malvidin glucoside, hoa màu đỏ chứa pelargonidin, peonidin và delphinidin.

4. Công dụng của cây bóng nước

  • Trong Tây y: Theo tin tức y dược dịch chiết thu được từ cây bóng nước có chứa acid p-hydroxybenzoic có khả năng kháng khuẩn mạnh. Lawsone và lawsone methyl ether trong hoa có tác dụng kháng nấm. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóatrong cây có khả năng giúp ngăn ngừa tế bào ung thư. Đặc biệt, dịch chiết cồn hoặc chiết nước từ cây bóng nước giúp kích thích tăng trương lực cơ và tăng tần số co bóp tử cung, lợi tiêu.
  • Trong Đông y: dược liệu bóng nước quy kinh vào can và tỳ. Phần hạt có công dụng hành ứ, giáng khí, giải độc và thông kinh lạc giúp điều trị chứng khó sanh, thông kinh nguyệt, chữa hóc xương, nấc nghẹn. Toàn cây có tác dụng chỉ thống, hoạt huyết, trừ phong thấp, chữa vết cắn của rắn rết, sưng đau do bị thương hay phong thấp.

Dược liệu bóng nước quy vào can và tỳ

5. Sử dụng dược liệu bóng nước đúng cách

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Dược liệu bóng nước được dùng bằng nhiều cách khác nhau như sắc thuốc uống, dùng đắp ngoài da… Liều sử dụng sẽ phụ thuộc vào bộ phận dược liệu:

  • Dùng toàn cây: sắc khoảng 4 – 12g/ngày.
  • Dùng phần hạt: sắc khoảng 4 – 6g/ngày. Ngoài dạng thuốc sắc có thể dùng dạng thuốc bột hoặc thuốc viên.
  • Dùng rễ: dùng với liều lượng khoảng 9 – 15g/ngày.
  • Dùng hoa: Liều dùng từ 1,5 – 3g hoa phơi khô, nếu dùng dạng hoa tươi sử dụng 3 – 9g, sắc lấy nước uống.

Cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng dược liệu bóng nước:

  • Người có cơ địa dễ dị ứngkhông nên dùng dược liệu bóng nước
  • Tuyệt đối không được sử dụng dược liệu bóng nước cho phụ nữ mang thai
  • Không dùng dược liệu bóng nước cùng lúc với các loại thuốc có công dụng chống đông máu.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …