Đúng như tên gọi, cây mật gấu có lá rất đắng nhưng lại là một loại dược liệu quý hiếm được dùng trong YHCT, cả YHHĐ để điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau.
- Bà bầu sinh mổ có uống sữa đậu nành được không
- Dược sĩ tư vấn những loại thực phẩm tốt cho mắt
- Các loại thực phẩm nên ăn và tránh khi cho con bú
Cây Mật gấu
Bạn chưa biết rõ thông tin dược lý của cây này, Hãy cùng Giảng viên, Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu nhé!
1.Mô tả thực vật
Tên gọi khác: Cây Lá đắng.
Tên khoa học: Vernonia amygdalin ( loại Nam) hay Gymnanthemun Amygdalinum ( Bắc)
Họ: Cúc (Asteraceae).
1.1.Đặc điểm thực vật
Cây Mật gấu (Nam) là loài thân thảo. Thân mềm, mọc thành bụi., cao 2 – 4m.
Lá màu xanh lục. Lá dài khoảng 20cm, hình trái xoan,mép lá có rang cưu, có vị đắng.
Hoa màu vàng nhạt.mọc thành cụm ở đầu thân. Mỗi một hoa có 6 cánh và được nâng đỡ bởi nhiều lá đài
Quả xanh khi con non và chuyển sang nau khi chín, quả sẽ chín vào tháng 5 đến tháng 6 hàng năm
Mỗi hoa nở vào tháng 2 đến tháng 4,Mùa quả từ tháng 5-6
1.2. Phân bố, thu hái, chế biến:
Phân bố: Cây được phân bố ở những vùng có khí hậu nhiệt đới như châu Phi.và các nước châu Á: Việt Nam, Trung Quốc, Nepal, Ấn độ…
Ở nước ta, cây mọc hoang và trồng ở khu vực Nam bộ. Có tên gọi “cây Mật gấu Nam” là để dễ phân biệt với một loại cây khác ở các vùng núi phía Bắc nước ta cây có tên gọi là “mật gấu bắc”
Thu hái: cây được thu hái quanh năm. Chọn hái những cây không chọn cây quá già cũng không quá non
Chế biến: Sau khi thu hái về, đem rửa sạch thân và lá, để cho ráo nước.Dùng dạng tươi hoặc dạng phơi khô, có thể sao vàng trước khi dùng.
2.Bộ phận sử dụng:
Là thân và lá.
3.Thành phần hóa học
Những hoạt chất có chứa trong thân cây và lá của cây Mật gấu Nam là: xanthone; vitamin B1; B2; A; E; C; terpene; steroid; tannin; flavonoid; axit phenolic; và các loại vi khoáng như: sắt, đồng, kẽm, magie; …; nước; selenium.
4.Tác dụng dược lý
* Theo y học hiện đại:
1.Bảo vệ gan
Với nhiều hoạt chất tốt trong cây như exercise in A, ursolic acid, beta sitosterol, glucoside,.. có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các tế bào xấu trong cơ thể
cây Mật gấu costacs dụng Bảo vệ gan
2.Chống viêm
Mật gấu có tác dụng ức chế sinh tổng hợp các prostaglandin D2 (PGD2) và prostaglandin E2 (PGE2) Ngoài ra, cây chứa tannin, là chất ức chế mạnh mẽ cyclooxygenase-1. Với các hoạt chất này cây có tác dụng chống viêm của Mật gấu do ức chế giải phóng prostaglandin và các chất trung gian khác.
Ngoài ra, vì cây rất giàu flavonoid, steroid, tinh dầu và tanin, nên cây ra tác dụng giảm đau ở các mô hình động vật gây ung thư. Vì vậy cây còn có Ức chế, ngăn ngừa sự phát triển, tăng sinh các tế bào ung thư, ngăn chặn hoạt động tràn lan của cá tế bào, ung thư vú. ung thư dạ dày ung thư dạ dày
3.Chống oxy hóa
cây Mật gấu rất giàu flavonoid, tannin và saponin. Đây là những hoatj chất đóng một số vai trò trong chống oxy hóa. Có khả năng ngăn ngừa stress oxy hóa gây ra bởi các bệnh như viêm nhiễm, bệnh tim mạch cũng như lão hóa, ung thư.
4.Chống ký sinh trùng sốt rét
Qua thử nghiệm trên các mô hình chuột, Người ta nhận thấy cây tiêu diệt và ức chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét P. falciparum.
5.Cải thiện chất lượng tinh trùng
Cây Mật gấu giúp quá trình chuyển hóa glucose hình thành, thúc đẩy việc tạo ra pyruvate, được biết là chất nền cơ bản cho sự di chuyển và tồn tại của các tế bào tinh trùng. Qua đó thấy Mật gấu giúp khả năng di chuyển của tinh trùng, hình thái bình thường và số lượng tế bào tinh trùng sống.
Cây Mật gấu giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
6.Giải độc thận
Dùng dịch chiết xuất cây Mật gấu có khả năng bảo vệ, giúp cải thiện và phục hồi chức năng, bảo vệ thận. chống lại các tác động tiêu cực đến thận,
7.Ung thư tuyến tiền liệt
Việc sử dụng cây thuốc với hy vọng chữa khỏi và cải thiện bệnh, ngăn chặn bệnh di căn, hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, thư giãn trong thời đại ngày nay, bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng,
Tuy nhiên, cơ chế hoạt động và các hoạt động chống ung thư của cây vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Hiện tại, các nhà khoa học đang cố gắng xác định thành phần hoạt tính sinh học của cây Mật gấu.
* Theo y học cổ truyền:
Cây Dược liệu có tính bình, lá có vị đắng. Cây không có chứa chất độc
Chủ trị: Giải độc;Tiêu viêm;Hạ sốt; Chữa Cảm lạnh,chứng đau họng, Sốt rét, rối loạn tiêu hóa..
- Kháng viêm;chữa đau nhưc xương khớp
- Tốt cho gan và thận. chữa trị các bệnh về gan
- Kích thích sinh sản và duy trì Estrogen
- Chống ung thư; hỗ trợ chữa trị một số bẹnh ung thư
- Chống lão hóa;..
5.Một số bài thuốc có sử dụng cây Mật gấu:
1.Chữa trị đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa
- Ngâm rượu cây mật gấu khô. với rượu trắng.
- Đậy kín nắp vại rượu. Khi rượu có màu vàng thì có thể dùng được.
- Uống mỗi lần một lượng nhỏ
2.Bài thuốc trị đái tháo đường
- Dùng khoảng 10g lá dược liệu khô, hãm với nước sôi và uống.
- Uống nước lá này dùng nước trà (nước chè), hãy dùng thay cho nước trà mỗi ngày.
- Bệnh tiểu đường loại 2. Dùng lá mật gấu phơi khô hãm nước chè uống
Dùng lá mật gấu phơi khô hãm nước chè uống
3.Chữa trị chứng ho, đau họng và ho có đờm
- Chuẩn bị vài lá mật gấu tươi, rửa sạch trước khi dùng.
- Đem Nhai 1 – 2 lá tươi. Nên dùng buổi tối trước khi đi ngủ.
4.Bảo vệ gan, thận, thải độc, tăng cường sức khỏe
Lá mật gấu phơi khô đem hãm với nước sôi. Uống nước này hàng ngày, thay cho nước chè.
5.Chữa một số bệnh khác…
- Dùng rễ hoặc thân cây mật gấu khô 10 – 20gr
- Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Có công dụng hỗ trợ trị ăn uống không tiêu, hỗ trợ trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt
6.Những lưu ý khi sử dụng:
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Cần lưu ý một số điểm sau trước khi sử dụng:
- Không nên dùng cây mật gấu cho người có huyết áp thấp
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không được dùng.vì dễ gây ra sẩy thai .
- Dùng Dược liệu này với số lượng lớn có thể gây ra những triệu chứng như hạ huyết áp, hạ đường huyết, táo bón, … hãy giảm liều dùng hoặc tạm ngưng dùng thuốc sẽ giảm. Nếu các triệu chứng trên vẫn chưa biến mất, hãy đến gặp thầy thuốc chuyên môn để được giải quyết.
Cây Mật gấu là một dược liệu quý, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như kháng viêm, kiểm soát đường huyết, hạ sốt, tiêu độc, chống ung thư, … Do đó, cây được ứng dụng trong YHCT để chữa trị nhiều bệnh như đau nhức xương khớp, ho có đờm, ho lâu ngày, rối loạn tiêu hóa,…
Tuy nhiên, để tránh những rủi ro người dung nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn để xử dụng cho hiệu quả và an toàn./.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung
XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN