Củ cải trắng là một trong những loại rau của phổ biến, được biết đến như một loại thực phẩm kì diệu khi có thể tham gia vào rất nhiều món ăn từ luộc, xào, nấu canh, chiên…, Mà củ cải trắng còn đem lại những vị thuốc hay, lợi ích không lường cho sức khỏe con người.
- Bóng nước – Loại cây cảnh dùng làm thuốc quý giá từ thiên nhiên
- Ngũ gia bì: Vị thuốc vừa làm cây cảnh vừa chữa được bệnh
- Dây vảy ốc – Vị thuốc quý từ thiên nhiên chữa trị đau nhức xương khớp và nhiều bệnh khác
Hình ảnh củ cải – Loại củ với nhiều công dụng hữu ích
Vậy củ cải có những tác dụng gì? Bài viết của Giảng viên Dược trường Cao đẳng y dược Pasteur sẽ giải đáp cho câu hỏi đó.
1. Đặc điểm chung Dược liệu cây củ cải:
Tên gọi khác: Rau lú bú, Bặc căn, La bặc tử (hạt già của cây cải củ)
Tên khoa học: Raphanus sativus L – Brassicaceae Thuộc Họ: Cải
1.1. Mô tả thực vật
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Là loại rau thuộc thân thảo, sống hàng năm, rễ dạng củ, màu trắng vỏ mỏng, có vị cay nồng, hình trụ dài từ 20 – 40cm.
Lá mọc từ rễ củ và tỏa ra xung quanh, cuống lá dài. Phiến lá hình mũi mác, có đường gân chính chạy giữa phiến lá. màu xanh lục,
Hoa chùm, màu trắng hơi tím hồng
Quả hình trụ, ở giữa các hạt bị thắt lại,
Mùa hoa từ tháng 4 – 7 và Mùa quả từ tháng 6 – 9 .
1.2. Phân bố:
Củ cải có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ai Cập,
Hiện nay, thực vật này được trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Lào và một số nước châu Âu.
2.Thành phần dinh dưỡng từ củ cải trắng
Có nhiều chất trong củ cải như: glucid, protid, xenluloza, photpho, canxi, vitamin B1, B2, C, PP, …Cứ 100g củ cải trắng có 3.7g glucid,1.4g protid, 1.5g xenluloza, 41 mg photpho; 40 mg canxi 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 1,1 mg sắt; 30 mg vitamin C, 0.5 mg vitamin PP, …
3. Tác dụng của củ cải trắng
Tại Ấn độ với thuyết thực dưỡng, củ cải tròn là một “thực phẩm vàng” nắm bí quyết chữa bệnh và hồi phục sức khỏe. Dưới đây là những lý do ta nên bổ sung loại rau củ này để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.
1. Khả năng chống ung thư và một số loại vi rút
Theo một nghiên cứu trong Củ cải chứa phytochemical và anthocyanins với tính chất chống ung thư. Có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ kích hoạt cơ chế tự hủy của loại tế bào ác tính này.
Ngoài ra, vitamin C trong Củ cải rất giàu có tác dụng tăng cường sức đề kháng. tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn tổn hại của gốc tự do – DNA, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Do vậy, việc ăn củ cải giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virut.
2. Hỗ trợ chức năng gan, phòng ngừa bệnh tim mạch, hoạt huyết dưỡng não
Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong củ cải lượng nitrat có thể làm tăng lượng máu đến não, cải thiện bệnh rối loạn chức năng tâm thần. rối loạn tiền đình, làm tăng cường sức khỏe não bộ, bảo vệ tế bào não trong nhiều năm.
3. Tác dụng chữa trị bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, phòng bệnh thiếu máu:
Theo Phó Chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai, Lương Y Hoàng Duy Tân – “khắc tinh của các bệnh đường hô hấp, kích thích tiêu hoá…” chính là củ cải trắng. Do đó, những bệnh hô hấp như: hay bị ho và mắc cảm lạnh sẽ được giảm, cho nên ta cần bổ sung củ cải trắng vào bữa ăn.
Theo tin tức y dược bên cạnh là một thực phẩm ngon, củ cải trắng còn là một thần dược tuyệt vời bởi có tác dụng chống sung huyết, hình thành các chất nhầy trong cổ họng.
Phòng tránh thiếu máu: Với lượng lớn vitamin B12 trong củ, giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin khiến lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp phòng bệnh thiếu máu.
4. Tác dụng chữa trị bệnh đái tháo đường
Vớimột lượng đường phù hợp trong củ cải có, lại rất giàu chất xơ, và có chỉ số glycemic thấp, Nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng nó sẽ giúp kiểm soát được lượng đường trong máu tăng lên
5. Chống lão hóa cho da – Phòng ngừa bệnh vàng da:
Cây củ cải giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố có hại ở gan và dạ dày. Bởi trong củ chỉ chứa nước, chất xơ có thể làm sạch đường ruột, giàu vitamin C.A, đặc biệt vitamin C trong củ cải nhiều hơn các loại rau củ khác nên giúp cơ thể phòng chống lão hóa da, ngăn chặn các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm.
Ngoài ra Củ cải còn hỗ trợ Phòng và chữa trị bệnh vàng da, điều chỉnh lượng được bilirubin trong máu,
6. Tác dung làm Giảm béo
Theo nghiên cứu, cứ 100g củ tươi này thì có16 calories. Với lượng calo này quá thấp củ cải lại giàu chất xơ và vitamin giúp no lâu. Chính vì thế, củ cải có thể chế biến hành nhiều món ăn hằng ngày,giảm được sự nhàm chán của quá trình giảm béo. giảm cân,
7. Chữa trị táo bón
Củ cải trắng có công dụng tuyệt vời trong chữa trị táo bón bởi lẽ trong củ cải có chứa chất xơ cao, giúp làm sạch các thức ăn, trong ruột già cặn bã bị mắc kẹt và sau đó được tống ra ngoài. Nên giúp chữa trị được bệnh táo bón.
8. Trị nám và tàn nhang
Nước ép từ củ có vị thanh mát và tính hàn, dùng làm nước súc miệng để làm giảm những triều chứng như nóng trong miệng, nổi bọc nước… Bằng cách: Ép lấy nước, bôi lên vùng da bị nám , tàn nhanh để yên trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước. làm từ 2 – 3 lần trong một tuần, ta sẽ có được một làn da tốt
4. Lưu ý khi sử dụng củ cải trắng
Lưu ý khi sử dụng củ cải trắng
– Củ cải sống không nên ăn vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
– Không nên ăn quá nhiều củ cải trắng, nhất là lấy củ cải làm nộm muối chua.Vì Củ cải có tính lợi tiểu nên khi ăn nhiều sẽ làm tăng chứng tiểu buốt,khó chịu, rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng…
– Không ăn củ cải trắng cùng với lê, táo nho bởi sẽ có phản ứng với axit cianogen từ củ cải sẽ gây ra triệu chứng suy tuyến giáp nặng, bướu cổ,
– Củ cải trắng tương kị một số loại rau củ quả khác nên khi ăn cần cẩn thận.
+ Không ăn củ cải trắng với nhân sâm sẽ khiến nhân sâm bị thuyên giảm.
+ Củ cải với cà rốt bởi vì trong cà rốt lại có nhiều enzym phân hủy loại vitamin C có trong củ cải.
– Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều, chỉ nên ăn 1-2 bữa/tuần khi phối hợp với các loại củ khác là tốt.
Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Qua bài viết trên ta thấy Củ cải trắng là một trong những loại rau quen thuộc, là một loại thực phẩm kì diệu khi có thể tham gia vào rất nhiều món ăn … còn được ví là nhân sâm bình dân.
Mà củ cải trắng còn đem lại những vị thuốc hay, lợi ích rất tốt cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên để an toàn, người dùng nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi thực hiện nhằm kiểm soát các rủi ro và tác dụng không mong muốn./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung
XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường