Danh mục
Trang chủ >> Chưa được phân loại >> Dược sĩ tư vấn một số loại thuốc trị bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ

Dược sĩ tư vấn một số loại thuốc trị bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
8 Tháng Một, 2020 Chưa được phân loại 117 Lượt xem

Trẻ còn nhỏ, da mỏng manh và nhạy cảm nên dễ mắc một số bệnh ngoài da như rôm sảy, hăm da, chốc, chàm… Sau đây là một số loại thuốc trị bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ.

Dược sĩ tư vấn một số loại thuốc trị bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ

Dược sĩ tư vấn một số loại thuốc trị bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ

Thuốc điều trị hăm da

Nguyên nhân gây ra tình trạng hăm da ở trẻ là do da của trẻ bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như enzym trong phân, nước tiểu, mồ hôi, sự cọ xát của tã giấy. Vùng da bị hăm thường là những vùng da bị gấp nếp, ngấn như đùi, bẹn, cổ, chỗ mặc tã. Các biểu hiện khi bị hăm da là da trẻ bị phát ban, hơi sưng nề, trẻ quầy khóc, khó chịu, biếng ăn, nếu như không điều trị kịp thời thì vết hăm càng nặng và có thể sinh ra mủ.

Một số loại thuốc chống hăm da hiện nay gồm: thuốc dạng bột, thuốc dạng dung dịch, dạng mỡ, dạng kem…

Trong các loại thuốc này thì thuốc dạng mỡ bôi mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc tạo lớp màng bảo vệ da trẻ khỏi tác nhân gây kích ứng da. Theo các dược sĩ tư vấn, bạn nên chọn loại mỡ bôi chứa lanolin chiết xuất từ mỡ cừu, tạo thành lớp màng bảo vệ hiệu quả. Loại thuốc mỡ có chứa chất dexpathenol (tiền vitamin B5) có tác dụng chữa lành các sang thương da nhanh chóng. Lưu ý không được tự ý bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da bị hăm. Nếu như phụ huynh thấy chỗ hăm da tấy đỏ, chảy mủ, trẻ có sốt thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu để dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn theo chỉ định.

Thuốc điều trị rôm sảy

Rôm sảy cũng là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ. Rôm sảy là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, có thể có nước, khiến trẻ ngứa ngáy và khó chịu. những vùng thường bị rôm sảy như: lưng, bắp tay, bắp chân, ngực. Nguyên nhân gây ra rôm sảy là do tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại khiến cho mồ hôi không thoát ra ngoài được. Vậy trẻ bị rôm sảy nên bôi thuốc gì?

Lưu ý khi trẻ bị rôm sảy thì không để cho trẻ gãi khiến cho vết rôm sảy bị trầy xước. Bạn có thể tắm cho trẻ bằng sữa tắm hoặc thuốc tím pha loãng màu hồng nhạt, thoa bột Talc vào vùng da nhiều mồ hôi.

Theo các thầy thuốc Đông Y, bạn có thể dùng một số loại lá, quả có tính mát để tắm cho trẻ như: mướp đắng, sài đất, chanh, kinh giới, lá tía tô… Lưu ý không tắm nước lá khi da trẻ bị trầy xước, mưng mủ.

Rôm sảy ở mức độ nhẹ thì không cần điều trị, nếu ở mức nặng hơn, rôm sảy mọc thành mảng lớn, tấy đỏ thì cần dùng thuốc. Thuốc bôi khi bị rôm sảy thường dùng là dung dịch calamine làm dịu ngứa, thuốc anhydrous lanolin ngăn ngừa tình trạng bít các ống tuyến mồ hôi và hạn chế mọc rôm sảy mới. Thuốc bôi có chứa steroid dùng trong các trường hợp rôm sảy nặng. Loại kem có thành phần hydrocortisone hoặc acid salicylic có tác dụng làm khô bề mặt da, se lỗ chân lông, trị rôm sảy.

Ngoài ra phụ huynh có thể cho trẻ uống vitamin C, các đồ uống có tính mát như nước cam,chanh, bột sắn dây… để giảm cơn ngứa ngáy do rôm sảy. Có thể bôi phấn rôm lên vùng da bị rôm sảy say khi tắm cho bé nhưng cầ lưu ý chọn loại chất lượng để tránh gây dị ứng, viêm da.

Lưu ý không được tự ý dùng thuốc bôi cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu như trẻ có biểu hiện mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sảy dày đặc, kéo dài. Phụ huynh không được tự ý mua thuốc về điều trị vì có thể làm bệnh nặng thêm hoặc gây biến chứng.

Bệnh rôm sảy ở trẻ

Bệnh rôm sảy ở trẻ

Thuốc điều trị chốc

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, chốc là một trong những bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ. Đây là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra và dễ lây lan sang các vùng da lành. Có hai loại chốc là chốc có bọng nước và không có bọng nước.

  • Chốc có bọng nước: chủ yếu là do tụ cầu gây ra, thường xuất hiện ở vùng mặt, những vùng da hở hoặc bất cứ chỗ nào, không bao giờ xuất hiện ở niêm mạc.
  • Chốc không có bọng nước: chủ yếu là do liên cầu tan huyết nhóm A gây ra. Bờ thương tổn thường có ít vảy da trông giống như bệnh nấm da. Hay gặp ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tứ chi.

Thuốc điều trị chốc: để điều trị chốc có thể sử dụng thuốc sát khuẩn như betadine hoặc dung dịch xanh methylen để lau rửa vùng da bệnh hoặc có thể dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc tím 1/10.000 để làm sạch vùng da tổn thương. Bôi mỡ kháng sinh như axit fusidic lên da bệnh. Nếu vùng da bị tổn thương lan rộng, nặng, dai dẳng thì phải dùng kháng sinh toàn thân (nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp…). Nếu trẻ có ngứa cần dùng thêm thuốc kháng histamin (phenergan, loratadin…).

Thuốc điều trị chàm sữa.

Chàm sữa cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi sử dụng thuốc điều trị chàm sữa ở trẻ thì cần rất thận trọng do da trẻ còn non nớt.

Nếu tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch mang tính sát khuẩn nhẹ như: thuốc tím 0,001%, hồ nước… Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticoid nồng độ thấp trong thời gian ngắn (7-10 ngày). Nếu như tổn thương da khô, dày sừng nhiều thì có thể dùng các loại thuốc mỡ chứa corticoid hoặc phối hợp chất tiêu sừng như salicylic acid. Phụ huynh lưu ý không được dùng dung dịch có acid boric cho trẻ em.

Các Dược sĩ khuyến cáo: không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị chàm sữa, trừ khi bị bội nhiễm. Phụ huynh không được tự ý mua thuốc bôi cho trẻ hoặc tự ý đắp lá theo mẹo dân gian bởi việc này có thể khiến bệnh nặng thêm.

Trên đây là một số bệnh ngoài da và thuốc điều trị bệnh ngoài da cho trẻ, để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.

Nguồn: Thuocviet.edu.vn tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bài học về tiền mà sinh viên nên biết trước khi vào Đại học

Nếu bạn từng học những bài học về tiền bạc trước khi vào đại học, …