Nước gừng, mật ong, chanh muối … là những mẹo dân gian hữu dụng thường được các bà mẹ bỉm sữa dùng để chữa ho và cảm cúm cho trẻ nhỏ vào lúc thời tiết giao mùa.
- Dược sĩ tư vấn các loại thuốc tây điều trị bệnh viêm xoang
- Những rủi ro khi sử dụng thực phẩm mà bạn nên biết
- Dược sĩ tư vấn những thuốc nên dùng khi bị viêm kết mạc
Ho là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa
Thời tiết vào những giai đoạn chuyển mùa với đặc trưng độ ẩm không khí cao và thời tiết thay đổi đột ngột và sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngày và đêm tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Những cơn ho dai dẳng đi kèm với bệnh cảm cúm sẽ khiến trẻ mất ngủ cả đêm, điều đó là nỗi lo lắng của rất nhiều người làm cha làm mẹ. Vậy liệu có những giải pháp nào giúp bé cải thiện những tình trạng trên một các an toàn và hiệu quả nhất.
Theo các chuyên gia tại trường Cao đẳng Y Dược Cho biết: “Một cơn ho đối với rất nhiều người thương chỉ là vấn đề nhỏ tuy nhiên đối với nhỏ sẽ gây ra các tình trạng như khó chịu, mất ngủ, đau rát cổ họng dẫn đến tình trạng biếng ăn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Vì thế các bậc làm cha mẹ cần chú ý đến tình trạng của trẻ mà không được phép xem thường mà cần giải quyết tình trạng một cách triệt để.
Dưới đây là một số phương pháp dùng để trị ho cho bé được rất nhiều người áp dụng :
Nước chanh mật ong
Một số nghiên cứu cho thấy rằng bé có thể ngừng ho chỉ với một múi chanh. Nước chanh có tác dụng làm loại bỏ chất nhầy cũng như dịu cổ họng.
Chanh mật ong là phương pháp trị ho hiệu quả
Nếu trẻ thích ăn chanh hãy thử phương pháp này tuy nhiên các bậc cha mẹ cần chú ý không nên cho trẻ ăn trực tiếp vì nó sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ mà có thể hòa cùng với nước ấm và cho một ít mật ong để tăng vị giác cho trẻ.
Tắm xông hơi
Xử dụng biện pháp tắm xông hơi đối với trẻ nhỏ bằng cách đóng các cửa phòng tắm lại cho hơi nước lan tỏa khắp phòng, có thể thêm một vài giọt tinh dầu cây xô thơm hoặc khuynh diệp để bé cảm thấy dễ chịu và dịu ho nhanh hơn
Uống trà thảo dược
Một cốc trà thảo dược có thể sẽ khiến cơ ho của trẻ thuyên giảm nhanh chóng. Các bậc cha mẹ có thể chọn một số loại trà như: “Trà hoa cúc, trà bạc hà” cùng một ít mật ong để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn.
Gừng
Có thể cho bé ngậm gừng hoặc uống trà gừng đều có lợi cho cổ họng của trẻ, loại bỏ đờm, giảm đau rát và bớt ho. Đôi khi chúng ta cũng có thể tự nấu trà gừng bằng cách băm nhỏ gừng và bỏ vào cốc nước sôi sau đó thêm mật ong để trẻ dễ uống hơn.
Trà gừng lựa chọn của nhiều phụ huynh trị ho cho trẻ nhỏ
Lá húng tây
Theo các dược sĩ tư vấn lá húng tây là một thảo dược giúp kiềm ho tốt, có tác dụng làm vỡ và loại bỏ đờm trong cổ họng của bé khi ho. Chúng ta có thể làm trà húng tây cho trẻ uống bằng cách ngâm lá húng tây đã được nghiền nát vào cốc nuước sôi sau đó lọc bã cặn và thêm mật ong, chanh vào khiến bé dễ uống hơn
Cho bé uống nước
Các bác sĩ luôn khuyên rằng “hãy chắc chắn cho trẻ uống đủ nước trong ngày” bởi đây thực sự là một giải pháp tuyệt vời khiến trẻ giảm bớt con ho. Nước làm loãng phần chất nhầy và làm cho màng chất nhầy luôn ẩm đôi khi chúng ta được khuyên là có thể nhỏ vài giọt nước vào mũi bé để tránh hiện tượng khô mũi.
Rễ cam thảo
Các bậc phụ huynh có thể tìm tại các hiệu thuốc hoặc đôi khi là các cửa hàng tạp hóa rễ của cây cam thảo sau đó về nhà và có thể làm thành trà cho trẻ uống khi bị lên cơn ho nhé.
Nước muối
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Tai-Mũi-Họng (JAMA Otolaryngology) cho biết nước muối có thể làm thuyên giảm một số triệu chứng của cảm lạnh như nghẹt mũi, ho hay viêm họng bằng cách nhỏ một ít nước muối loãng vào cổ họng của trẻ tuy nhiên bạn hãy cẩn thận và chắc chắn rằng trẻ sẽ không bị sặc nước.
Mật ong
Theo các chuyên gia cho biết: “Mật ong là một loại thuốc tự nhiên vô cùng có ích với nhiều công dụng khác nhau đặc biệt là trong trị ho”. Một số nghiên cứu cho thấy rằng mật ong có thể cải thiện giấc ngủ ở những trẻ bị bệnh và thuyên giảm triệu chứng ho đối với trẻ tuy nhiên họ cũng khuyến cáo rằng không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong và đối với những trẻ trên 1 tuổi cần những liều lượng cụ thể như sau: trẻ từ 1-5 tuổi ½ thìa cà phê; trẻ 6-11 tuổi 1 thìa cà phê, trẻ 12 tuổi trở lên 2 thìa cà phê là tốt nhất.
Nguồn: thuocviet.edu.vn