Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Sức khoẻ làm đẹp >> Rau má loại rau dại được ví như “sâm xanh”

Rau má loại rau dại được ví như “sâm xanh”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
13 Tháng Chín, 2022 Sức khoẻ làm đẹp 108 Lượt xem

Rau má là loại thảo dược được coi là “loại thảo mộc của tuổi thọ”. Trong những ngày nắng nóng, dùng rau má để giải nhiệt cơ thể là rất tốt, Loại rau này không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính.Và còn được sử dụng như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

Rau má loại thảo mộc của tuổi thọ

Bạn hãy cùng Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về loại rau này nhé!

 1.Mô tả dược liệu

Tên khác: Lôi công thảo, Tích tuyết thảo…

Tên khoa học: Centenlia asiatica (L.), họ Hoa tán (Apiaceae).

1.Đặc điểm thực vật:

  • Là cây thảo mảnh mai, có mùi thơm thoang thoảng, có thân mọc leo, mọc bò,
  • Lá màu xanh mọc ra từ cuống dài khoảng 6 – 20 cm, hình thận với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.
  • Thân nhẵn và gầy nhỏ, là loại thân bò lan, có rễ ở các mấu.
  • Rễ có màu trắng kem và được bao quanh bởi một lớp lông tơ. Ở gốc có rễ chùm và các rễ đốt mọc ở đốt thân.
  • Hoa trắng hoặc có thể là phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất.
  • Quả có hình mắt lưới dày đặc và  sau khoảng 3 tháng quả chín

2.Phân bố – Chế biến:

Là một cây thảo dược nhiệt đới thuộc họ Hoa tán có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Cây rau má mọc hoang tại khắp nơi ở Việt Nam và các nước như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ…

Loại rau này mọc hoang ở những nơi đất ẩm ướt, pha cát hoặc đất sét, thường mọc thành từng đám lớn tạo thành thảm xanh dày hoặc như cỏ dại. Vì vậy rau má có thể được nhìn thấy phổ biến dọc theo bờ sông, suối, ao hồ và trên các cánh đồng.

2.Bộ phận sử dụng

  • Tất cả các bộ phận cây rau má tươi hoặc khô bao gồm lá và thân được sử dụng làm thuốc.
  • Toàn cây khi tươi có vị đắng, hang, Khi khô có mùi cỏ khô; Được thu hái quanh năm; dùng tươi hay sao vàng.

Trà Rau má phơi khô

3.Thành Phần Hóa Học

Có Saponin triterpenoids: Bao gồm asiaticoside, trong đó một gốc trisaccharide được liên kết với axit asiatic aglycone, và axit madasiatic, madecassoside.

Axit béo: glyxerit của axit palmitic, stearic, lignoceric, oleic

Ancaloit: hydrocotylin (C22H33NO8), đã được phân lập từ cây khô.

Glycoside: Asiaticoside A, B và Flavonoid, 3-glucosylquercetin, 3-glucosylkaempferol và 7-glucosylkaempferol đã được phân lập từ lá.

Ngoài ra còn có: vitamin B1 và ​​vitamin C, axit pectic, tannin, axit vô cơ và nhựa cũng có mặt.

4.Tác Dụng Dược Lý

*Theo y học cổ truyền:

Rau má có vị đắng, tính hàn. Tác dụng vào 3 kinh Tỳ, Can và Thận.

 Được dùng để chữa các bệnh:

– Kiết lỵ và tiêu chảy mùa hè, Nôn mửa, vàng da.

– Tiểu buốt, chảy máu cam. Bảo vệ thần kinh.

– Chống ghẻ lở, kháng nấm, giải khát.

*Theo y học hiện đại

Những lợi ích sức khỏe quan trọng được nhiều nghiên cứu đã cho thấy như chữa lành vết thương, kháng khuẩn, tăng cường trí nhớ, chống oxy hóa và các hoạt động bảo vệ thần kinh.và  làm đẹp da.

1.Tác động đến da

+ Chống lão hóa

Do có chứa Flavonoid và một hợp chất “Madecassoside”, có  hoạt động như chất chống oxy hóa giúp trung hòa tác hại của các gốc tự do được gây ra bởi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu và tổng hợp collagen và mô da để duy trì làn da trẻ trung. Collagen cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường độ đàn hồi của da và giảm các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và đường nhăn.

+ Dưỡng ẩm+Làm dịu

Axit amin trong rau là một thành phần dưỡng ẩm tuyệt vời để làm dịu làn da thô ráp và bị kích ứng. Và các thành phần của rau má là saponin được gọi là asiaticosides, có đặc tính làm dịu và chữa bệnh. Nên Rau má là sản phẩm lý tưởng để khôi phục hàng rào độ ẩm trên da của bạn để nó có thể tự bảo vệ khỏi bị phá vỡ nhiều hơn, đặc biệt là đối với làn da nhạy cảm bị mẩn đỏ, viêm nhiễm, kích ứng hoặc ngứa, rát.

Rau má còn có lợi trong việc kiểm soát bệnh chàm, bệnh vẩy nến, tĩnh mạch và vết rạn da

Rau má giúp làm dịu da

2.Tác dụng chữa bệnh

+ Thanh lọc cơ thể

Rau má được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ. Còn kích thích cơ thể thải độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Nên thận được giảm bớt áp lực, giải độc tố nhanh chóng và giữ cho sức khỏe làm đẹp và cơ thể khỏe mạnh.

+ Hỗ trợ hệ tuần hoàn

Trong hệ tuần hòan Rau má đóng vai trò lớn. Nó có thể, giúp ngăn ngừa xuất huyết, cường hóa thành mạch máu và mao mạch. Ngoài ra rau má còn giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng. Nên giúp các bộ phận và cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn.

+ Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Rau má có công dụng hữu hiệu trong việc chữa trị các cơn đau dạ dày. Do trong nó có hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxi hóa nên giúp cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.

+ Cải thiện khả năng nhận thức

Trong thực nghiệm của 1 số nhà khoa học đã chỉ ra rằng rau má có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Nước chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể. Giúp đẩy mạnh oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức. Ngoài ra, rau má cũng giúp kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não từ chất này. Từ đó Rau má có khả năng giúp tăng cường trí nhớ và chức năng thần kinh, giúp việc chữa trị bệnh Alzheimer.

+ Giảm lo âu

Hoạt chất triterpenoid trong rau má giúp giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh.

Nên chữa trị đươc bệnh mất ngủ giảm lo âu, căng thẳng và trầm cảm được nhận thức rõ ràng, loại rau này cũng có thể được sử dụng để chữa trị chứng mất ngủ đôi khi đi kèm với những tình trạng này. Đây cũng là phương thuốc thảo dược được xem là một giải pháp thay thế an toàn cho các loại thuốc kê đơn được sử dụng để chữa trị chứng mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác.

+ Phục hồi vết thương

Chất triterpenoid có trong rau má còn có công dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương giúp cho vùng da này khỏe mạnh hơn.

Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm thiểu sẹo, do đó có thể giúp thúc đẩy quá trình chữa lành phục hồi vết thương.

+ Chữa các bệnh về tĩnh mạch

Trong thực nghiệm đã cho thấy những người bị tăng huyết áp tĩnh mạch sau khi dùng loại rau má thì triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, chuột rút,  sưng tấy, phù mắt cá giảm rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.

3.Những bài thuốc hay có từ rau má

Rau má đã được sử dụng làm làm thuốc trong điều trị từ rất lâu nay, dựa trên kinh nghiệm và các phương pháp chữa bệnh dân gian Sau đây là một số bài thuốc kinh nghiệm trong dân gian dùng rau má chữa bệnh:

1.Chữa trị đau bụng, đi ngoài lỏng, đi lỵ

Rau má (cả cây, lá) rửa sạch, thêm ít muối, nhai sống.

Ngày ăn khoảng chừng 30-40g (kinh nghiệm nhân dân nhiều nơi).

Có thể luộc lên ăn như ăn rau.

2.Chữa trị phụ nữ kinh nguyệt đau bụng, đau lưng

Dùng Rau má hái lúc ra hoa, đem phơi khô, tán nhỏ.

Uống ngày một lần, vào lúc buổi sáng, một lần hai thìa cà phê gạt ngang.

3.Giải nhiệt chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt…:

Hàng ngày ăn rau má trộn cùng dầu dấm hoặc rau má hái về, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường vào mà uống hằng ngày.

Dùng bã đắp lên trán và thái dương lấy khăn buộc lại.

Chữa cảm nắng dùng Nước rau má hòa bột sắn, đường phèn

4.Cảm nắng, bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn

Dùng 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm ít hạt muối uống.Hoặc dùng nước cốt rau má hoà nước bột sắn, đường phèn để uống.

5.Chữa Bệnh sởi

Rau má 30 – 60g sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu…

6.Chữa trị Sốt xuất huyết

 Rau má tươi 30 – 100g sắc uống có thể thêm cỏ nhọ nồi.

7.Chữa trị Tiểu ra máu

Rau má, ích mẫu thảo mỗi loại 1 nắm giã nát lấy nước uống.

8.Chữa trị Táo bón

Rau má tươi 30g giã nát đắp uống nước, bã đắp lên rốn.

9.Vàng da do thấp nhiệt

 Rau má 20 – 40g, đường phèn 30g. Sắc uống. Có thể thêm ít nhân trần…

10.Áp-xe vú (giai đoạn đầu)

Rau má và vỏ quả cau sắc uống. Nếu uống được rượu pha thêm một chút hiệu quả càng cao.

11.Giải độc (thuốc, thức ăn…)

Để phòng biến cố chỉ nên sơ cứu rồi đưa đi bệnh viện sớm. Rau má giã lấy nước uống. Có thể cho thêm đường phèn.

4.Những lưu ý khi dùng rau má

Những người có cơ thể hư hàn, đang bị đau bụng đi ngoài do hàn thì tránh lạm dụng rau má.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Bạn nên cần có sự tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng và người dùng cần lưu ý sau:

  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú: cẩn thận dùng rau má vì chưa đủ thông tin an toàn để sử dụng
  • Ngừng dùng rau má ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình. Vì rau má có thể gây buồn ngủ quá nhiều nếu kết hợp với các loại thuốc được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật.
  • Những người đã có bệnh về gan nên tránh sử dụng rau má.Vì nó có thể làm cho các vấn đề về gan trở nên xấu hơn.
  • Người có tiền sử ung thư da.- Bị bệnh tiểu đường.- Có cholesterol cao không nên dùng rau má
  • Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol. Và thuốc lợi tiểu.

Rau má là loại rau vô cùng dễ tìm kiếm và có rất nhiều tác dụng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nhờ vào công dụng hữu ích của loại rau này, chúng ta có thể làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày và chữa được một số bệnh tật.

Mặc dù rau má thường được coi là an toàn để sử dụng, bạn vẫn nên kiểm tra và được tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ bất lợi nó có thể dẫn đến.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Măng tây – Kho tàng dinh dưỡng từ thiên nhiên

Măng tây thường được sử dụng phổ biến trong mỗi bữa ăn, đây là thực …