Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Xét nghiệm máu khi mắc sốt xuất huyết

Xét nghiệm máu khi mắc sốt xuất huyết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
26 Tháng Mười, 2022 Tin Tức Y dược 174 Lượt xem

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chúng lây truyền khi muỗi đốt người bệnh sau đó chuyển sang đốt một khỏe mạnh khác. Bệnh thường chuyển biến nhanh và có thể có các biến chứng nếu không phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Nhưng đôi khi triệu chứng của sốt xuất huyết giống các loại sốt thông thường khác, vậy nên khi có dấu hiệu sốt ta cần đi kiểm tra và xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt

1.Tổng quan về bệnh

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Sốt xuất huyết là một bệnh lây truyền từ người sang người qua đường máu nhờ đến một vật chủ trung gian mang virus Dengue là muỗi vằn. Sau khi mắc sốt xuất huyết bệnh nhân khó phát hiện bệnh vì biểu hiện của chúng không rõ ràng hay có triệu chứng tương tự một số bệnh khác như: sốt phát ban, bệnh sởi, bệnh Rubella,…

Khi sốt với nhiệt độ quá cao người bị sốt xuất huyết có thể sẽ xuất hiện những nốt đỏ trên người và sau đó tăng nhanh chóng theo diện rộng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tiểu cầu giảm sút. Vì vậy bạn cần làm xét nghiệm sốt xuất huyết khi có các biểu hiện như sau: sốt cao từ 39 độ trở lên, thời gian sốt kéo dài và nhiệt độ không hạ; bị đau nhức hay khó chịu ở hốc mắt, xung quanh vùng trán; xuất hiện các nốt đỏ lan rộng trên da; buồn nôn hoặc nôn; chảy máu cam; chảy máu chân răng;có hiện tượng xuất huyết dưới da; có thể nôn ra máu; đi ngoài có máu; cơ thể mệt mỏi và không có sức; da xuất hiện vết bầm tím,…

Thời gian nguy hiểm nhất của bệnh sẽ diễn ra từ  ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 (tính từ lúc bắt đầu có biểu hiện của triệu chứng đầu tiên). Vì thế, bạn có thể làm xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 từ khi xuất hiện cơn sốt đầu tiên. Tuy vậy, trong đợt dịch sốt xuất huyết bùng phát, bạn nên xét nghiệm sớm hơn: khoảng từ 24 giờ – 48 giờ sau khi xuất hiện cơn sốt đầu. Cần lưu ý rằng: nếu xét nghiệm quá sớm thì có thể xảy ra tình trạng âm tính giả.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sẽ không bị nguy hiểm, tránh được việc xuất huyết não, tràn dịch màng phổi, hạ huyết áp hoặc nhiễm trùng do virus sốt xuất huyết gây ra. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh chính là kiểm tra chỉ số xét nghiệm máu.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết bị nổi mẩn đỏ khắp người

2.Các xét nghiệm máu chẩn đoán sốt xuất huyết

  • Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1:

Theo các giảng viên dạy Cao đẳng Xét nghiệm y học thì đây là một phương pháp được thực hiện trong khoảng thời gian nghi ngờ có nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu. Kháng nguyên Dengue NS1 có một đặc điểm là nồng độ kháng nguyên sẽ giảm sau 3 ngày đầu nên khi bạn xét nghiệm sau thời gian đó có thể cho kết quả xét nghiệm âm tính giả, nghĩa là khi cơ thể có nhiễm virus nhưng kết quả lại là âm tính, không mắc bệnh

  • Xét nghiệm kháng thể IgG:

Trong trường hợp ta cần kiểm tra tiền sử mắc bệnh sốt xuất huyết trước đó của bệnh nhân, bác sĩ có thể cho chỉ định xét nghiệm kháng thể IgG và xét nghiệm này không sử dụng để chẩn đoán bệnh ở giai đoạn cấp tính. Kháng thể IgG sẽ xuất diện sau 7 ngày mắc bệnh và chúng tồn tại cũng như bảo vệ cơ thể đến hết đời

  • Xét nghiệm kháng thể IgM:

Xét nghiệm này được thực hiện ở những người đã sốt từ 3 đến 5 ngày kể từ khi nhiễm phải virus sốt xuất huyết. Bước sang giai đoạn bệnh cấp tính, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra một loại kháng thể là IgM có chức năng giúp chống lại virus. Vậy nên khả năng tạo ra kháng thể là một yếu tố chính quyết định kết quả của xét nghiệm.

3.Các xét nghiệm hỗ trợ, bổ sung trong chẩn đoán sốt xuất huyết

  • Xét nghiệm chỉ số huyết học:

Xét nghiệm huyết học được sử dụng khá phổ biến trong việc chẩn đoán sốt xuất huyết. Theo kết quả tổng phân tích tế bào máu cho thấy rằng chỉ số máu sẽ có sự thay đổi ở mỗi quá trình diễn biến của bệnh. Với bệnh nhân đang trong quá trình phục hồi hay đang giai đoạn khởi phá thì chỉ số tế bào máu đều có các thay đổi rõ rệt.

Hầu như người bệnh được chẩn đoán xác định mắc sốt xuất huyết thì chỉ số tiểu cầu đều giảm. Ngoài ra, chỉ số hematocrit lại tăng cao. Xét nghiệm công thức máu thường được chỉ định làm khá thường xuyên khi phát hiện bệnh nhằm theo dõi sự biến đổi cũng đánh giá quá trình diễn biến của bệnh sốt xuất huyết.

  • Xét nghiệm điện giải:

Cơ thể mắc bệnh sốt xuất huyết có thể suy giảm miễn dịch. Có thể xảy ra một số trường hợp như rối loạn tiêu hóa và dẫn đến mất chất điện giải. Khi tiến hành kiểm tra điện giải, bác sĩ có thể đánh giá và loại bỏ nguy cơ rối loạn điện giải cho bệnh nhân.

  • Xét nghiệm CRP:

CRP là xét nghiệm dùng để đánh giá mức độ viêm của bệnh nhân. Trường hợp viêm nặng do virus Dengue tấn công sẽ giúp phát hiện và xử lý sớm hơn. Bên cạnh đó có thể đánh giá được tình trạng viêm đang ở mức độ nào và có phải bị bội nhiễm hay không.

  • Xét nghiệm sự thoát huyết tương:

Bệnh nhân thoát huyết tương khỏi máu có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Khi kiểm tra albumin giúp đánh giá khả năng tổng hợp protein và chống loãng máu.

  • Xét nghiệm chức năng gan, thận:

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Sốt xuất huyết có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Xét nghiệm kiểm tra có nguy cơ biến chứng hay tổn thương ở gan, thận do sốt xuất huyết gây nên hay không. Nếu người bệnh suy yếu chức năng của gan, thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cả quá trình điều trị.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …