Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Sức khoẻ làm đẹp >> Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu

Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
10 Tháng Chín, 2022 Sức khoẻ làm đẹp 154 Lượt xem

Bạch cầu là một thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, chúng giúp chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài và ngăn ngừa việc truyền nhiễm. Những tế bào bạch cầu được sản xuất và dự trữ ở nhiều nơi trong cơ thể, ở các tuyến ức, lá lách và cả tủy xương.

Sự xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu

Sự có mặt của bạch cầu trong nước tiểu có thể xem là bình thường khi nó nằm trong giới hạn cho phép. Trong trường hợp nước tiểu chứa một lượng lớn các bạch cầu thì bạn có thể đang gặp phải nhiễm trùng hay một vấn đề sức khỏe khác.

1.Lý do khiến lượng bạch cầu tăng cao trong nước tiểu

1.Nhiễm khuẩn bàng quang

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nhiễm khuẩn bàng quang dẫn đến việc kích thích niêm mạc của bàng quang, bạch cầu sẽ xuất hiện để tiêu diệt vi khuẩn. Bệnh nhiễm khuẩn bàng quang sẽ khiến cho người bệnh bị đau vùng bàng quang, nóng rát và đau khi đi tiểu hoặc tiểu nhiều lần.

Nhiễm khuẩn bàng quang thường gặp ở trẻ vị thành niên và phụ nữ trưởng thành. Một số yếu tố nguy cơ gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn bàng quang là quan hệ tình dục và mang thai. Theo đó, khi bàng quang bị nhiễm khuẩn sẽ làm cho bạch cầu trong nước tiểu tăng cao.

Nhiễm khuẩn bàng quang làm tăng bạch cầu trong nước tiểu

2.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi có vi khuẩn gây hại xâm nhập  từ niệu đạo, đặc biệt khi đi tiểu hay khi quan hệ tình dục rồi đi vào đường tiết niệu, việc nhiễm khuẩn này sẽ làm cho bạch cầu trong nước tiểu cao kèm cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện.

Các khối u bàng quang, khối u thận hoặc sỏi thận, tắc nghẽn đường tiết niệu sẽ gây thận ứ nước và tăng cao nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiểu.

3.Nhiễm khuẩn thận

Nhiễm khuẩn thận còn thường được gọi là viêm thận. Từ nhiễm khuẩn vùng tiết niệu, vi khuẩn có thể lây lan lên đến niệu quản và vào thận. Tình trạng này ngoài dấu hiệu bạch cầu tăng trong nước tiểu, thì còn có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác như rối loạn chức năng thận, bị đau ở khu vực thắt lưng cùng với đi tiểu nhiều, có nhiều trường hợp dẫn đến sốt, ớn lạnh hay lạnh run. Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám để được điều trị kịp thời.

4.Bệnh về máu

Một số bệnh liên quan về máu như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, các vấn đề về đông máu, bạch cầu có thể xuất hiện trong nước tiểu.

5.Nhịn tiểu

Nếu bạn có thói quen nhịn tiểu, không đi tiểu thường xuyên, việc này sẽ làm bàng quang căng lên và ứ đọng nhiều nước tiểu. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong bàng quang, dẫn đến nhiễm khuẩn và làm bạch cầu trong nước tiểu tăng cao ảnh hướng đến sức khỏe làm đẹp của cơ thể.

6.Khi mang thai

Phụ nữ mang thai, một vài người có mức đạm quá cao và có nhiều bạch cầu trong nước tiểu. Tình trạng này có thể do nhiễm khuẩn ngược từ âm đạo. Thai nhi cũng có thể là yếu tố chèn ép gây tắc nghẽn đường niệu dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.  Cần phân loại và chẩn đoán đúng để tránh biến chứng nặng như viêm thận, bể thận ngược dòng.

Ngoài các nguyên nhân đã nêu, còn một vài nguyên nhân khác cũng làm tăng lượng bạch cầu trong nước tiểu như là:

  • Một số loại thuốc làm xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu như thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Các loại thuốc để điều trị viêm khớp cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu.
  • Quan hệ tình dục không an toàn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Việc này dẫn đến nhiễm khuẩn niệu và có bạch cầu trong nước tiểu
  • Tập thể dục với cường độ cao, quá sức cũng có thể dẫn đến sự gia tăng bạch cầu trong nước tiểu.

2.Cách giúp khắc phục tình trạng bạch cầu tăng cao trong nước tiểu

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Việc điều trị bạch cầu tăng cao trong nước tiểu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh:

Trong trường hợp bạch cầu tăng cao trong nước tiểu do nhiễm khuẩn đường tiểu: Nếu là lần đầu tiên bị nhiễm khuẩn đường tiểu, thì sẽ được điều trị bằng kháng sinh ngắn hạn phù hợp. Nếu tái phát thì cần dùng đến kháng sinh dài hạn. Ngoài ra, cần tăng cường việc uống nước để hạn chế nhiễm khuẩn bàng quang, đường tiểu.

Trong trường hợp nguyên nhân là do tắc nghẽn đường tiểu: bên cạnh việc điều trị nhiễm trùng cần giải quyết vấn đề tắc nghẽn, chẳng hạn như người bệnh có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật (sỏi to) hoặc sỏi thận còn nhỏ thì người bệnh có thể tăng lượng nước uống hàng ngày để có thể giúp đẩy sỏi ra hệ thống tiết niệu. Nếu tắc nghẽn do các khối u ác tính thì cần phải điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.

Một trong những cách đơn giản, dễ thực hiện nhất, mà chúng ta có thể làm hằng ngày để giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu hay sỏi thận là uống đủ lượng nước cần thiết. Và cần đi khám ngay nếu nhận thấy điều gì bất thường về nước tiểu, như màu sắc, mùi, hoặc bất kỳ vấn đề khó chịu nào bạn gặp phải trong khi đi tiểu. Nếu để quá trễ, nhiễm khuẩn đường niệu từ niệu đạo có thể lan lên đến bàng quang và thận, tình trạng này sẽ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Măng tây – Kho tàng dinh dưỡng từ thiên nhiên

Măng tây thường được sử dụng phổ biến trong mỗi bữa ăn, đây là thực …