Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Sức khoẻ làm đẹp >> TỔNG QUAN VỀ THIẾU MÁU

TỔNG QUAN VỀ THIẾU MÁU

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
29 Tháng Bảy, 2022 Sức khoẻ làm đẹp 136 Lượt xem

Thiếu máu xảy ra khi không có đủ tế bào hồng cầu để thực hiện chức năng vận chuyển oxy đến các cơ quan của cơ thể bạn. Do đó, người ta thường dễ bị lạnh và thường hay mệt mỏi hoặc suy nhược. Có nhiều loại thiếu máu khác nhau, nhưng loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu làm cho chúng ta nhức đầu và choáng

Bài viết này sẽ đề cặp tới những câu hỏi liên quan đến thiếu máu, Nếu bạn quan tâm hãy đọc tiếp nhé!

1.Thiếu máu là gì

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể của bạn có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường. Các tế bào này vận chuyển này bằng sắt và hemoglobin, là một loại protein giúp vận chuyển oxy thông qua máu đến các cơ quan trong cơ thể. Khi một người nào đó bị thiếu máu, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc lạnh hơn bình thường và da có vẻ quá nhợt nhạt. Nguyên nhân là do lượng oxy cần thiết không được vận chuyển đến cơ quan để cung cấp cho chúng thực hiện chức năng của mình.

2.Có các loại thiếu máu khác nhau không

Có nhiều dạng thiếu máu, nhưng mỗi dạng đều là do số lượng hồng cầu bị giảm đi và ít hơn bình thường. Mật độ hồng cầu thấp ảnh hưởng đến sức khỏe làm đẹp là do một trong những nguyên nhân  sau:

  • Cơ thể bạn không thể tạo đủ hemoglobin (lượng hemoglobin thấp).
  • Cơ thể bạn tạo ra hemoglobin, nhưng hemoglobin không hoạt động chính xác.
  • Cơ thể bạn không tạo đủ hồng cầu.
  • Các tế bào hồng cầu trong cơ thể bạn bị phá vỡ quá nhanh.

Chúng ta thường biết đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu hồng cầu hình liềm.

3.Những đối tượng nào có khả năng bị thiếu máu nhất

Theo cho biết Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu máu, và những nhóm kể ra sau đây có nguy cơ mắc cao hơn:

  • Phụ nữ: Mất máu trong kỳ kinh nguyệt và khi sinh nở có thể dẫn đến thiếu máu. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có kinh nguyệt ra nhiều hoặc u xơ tử cung.
  • Trẻ em, độ tuổi từ 1 đến 2: Cơ thể cần nhiều sắt hơn trong giai đoạn tăng trưởng.
  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có thể nhận được ít chất sắt hơn khi chúng được cai sữa từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thức ăn đặc. Và hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên khó hấp thu sắt từ thức ăn rắn.
  • Người trên 65 tuổi: Những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng có chế độ ăn nghèo chất sắt và mắc một số bệnh mãn tính.
  • Những người đang dùng thuốc làm loãng máu.

4.Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu là gì

Những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy ban bị thiếu máu, chẳng hạn như đứng dậy bị choáng, dễ bị mệt khi vận động, khó thở và dễ bị lạnh. Những người khác bao gồm:

  • Chóng mặt hoặc suy nhược.
  • Đau đầu.
  • Đau lưỡi.
  • Da nhợt nhạt, da khô hoặc da dễ bị bầm tím.
  • Cử động ngoài ý muốn ở cẳng chân (hội chứng chân rung).
  • Tim đập nhanh.


Triệu chứng thiếu máu do đau lưỡi

1.Thiếu máu có ảnh hưởng gì đến cơ thể của bạn

Ngoài biểu hiện mệt mỏi và dễ bị lạnh, thiếu máu còn gây ra nhiều tác động khác đến cơ thể bạn. Những dấu hiệu khác  biểu hiện tình trạng thiếu sắt trong cơ thể bạn đó là móng tay giòn và có hình vòng cung trên chân, rụng tóc,  thay đổi vị giác hoặc bị ù tai.

Tình trạng cơ thể bị thiếu máu còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác đặc biệt là những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thường dẫn đến biến chứng về tim và phổi.

Khi cơ thể thiếu máu mà không  điều trị, nó có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, tim to hoặc suy tim. Nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn và dễ bị trầm cảm.

Ngoài ra thiếu sắt còn có liên quan đến việc người bệnh nghiện nhai nước đá. Nó là dấu hiệu của bệnh pica, một tình trạng mà người ta lại muốn ăn những thứ không thực sự là thức ăn, như phấn hoặc bụi bẩn. Thực tế, pica cũng là một dấu hiệu của sự thiếu hụt sắt nghiêm trọng của cơ thể.

2.Thiếu máu ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào

Điều quan trọng là trẻ em phải có đủ sắt và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống của trẻ để ngăn ngừa thiếu máu và các vấn đề liên quan như thiếu chú ý, chậm phát triển các kỹ năng vận động và các vấn đề trong học tập. Ở trẻ lớn, bạn cần chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu thiếu máu trong giai đoạn tăng trưởng và chu kỳ kinh nguyệt.

3.Thiếu máu ảnh hưởng đến người lớn tuổi như thế nào

Ở người lớn tuổi, thiếu máu thậm chí có thể dẫn đến việc gây ra lú lẫn hoặc trầm cảm. Cơ thể mệt mỏi và yếu đi có thể làm cho việc đi lại khó khăn hơn. Thiếu máu có thể rút ngắn tuổi thọ hơn nếu như không được điều trị.

4.Thiếu máu có thể ảnh hưởng đến cân nặng của tôi không

Chất sắt cũng là một yếu tố gây ra các vấn đề về cân nặng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thừa cân có thể giảm cân nếu họ giải quyết được lượng sắt thấp trong máu. Bạn có thể bị sụt cân và thiếu máu nếu bạn mắc các bệnh khác, chẳng hạn như ung thư. Những người đã phẫu thuật giảm cân có thể bị thiếu máu do thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

5.Thiếu máu ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào

Thiếu sắt trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, như sinh non. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bà mẹ mang thai bị thiếu sắt thường sinh con nhẹ cân hơn và gặp các vấn đề về sức khỏe do lượng sắt của chính mình.

Theo cho biết Giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng nếu bạn đang mang thai, hãy chú ý bổ sung đày đủ lượng sắt vì thai nhi nhận sắt và các chất dinh dưỡng khác từ bạn. Để đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho bạn và con, hãy ăn các bữa ăn giàu dinh dưỡng bao gồm thực phẩm giàu chất sắt và thực phẩm cung cấp vitamin B12 và B9. Ngoài ra bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách bổ sung vitamin và bổ sung sắt vào chế độ ăn uống của bạncho phù hợp.

Lưu ý rằng việc phát hiện ra bạn bị thiếu máu chỉ là bước khởi đầu. Việc tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não sẽ giúp bạn có cách điều trị tốt nhất.

Hi vọng những thông tin trên của Thuốc việt hữu ích với bạn đọc!

Có thể bạn quan tâm

Măng tây – Kho tàng dinh dưỡng từ thiên nhiên

Măng tây thường được sử dụng phổ biến trong mỗi bữa ăn, đây là thực …